Beom Hae Kyon

This is my very own world!~

Japanese Names & Meaning – Tên họ theo tiếng Nhật

Hope it helps 🙂 Enjoy ^^

  1. AI (Chinese: 1: 蔼, 2: 爱, Japanese: 1: 藍, 2: 愛): Japanese name meaning 1) “indigo” or 2) “love.” Compare with another form of Ai. – 1) “cây chàm” ; 2) “yêu thương”
  2. AIKA (愛佳): Japanese name meaning “love song.”
  3. AIKO (愛子): Japanese name meaning “love child.”
  4. AIMI (愛美): Japanese name meaning “love beauty.”
  5. AKANE (茜): Japanese name meaning “brilliant red.” – “màu đỏ rực”
  6. AKEMI (明美): Japanese name meaning “bright beauty.” – “vẻ đẹp sáng chói”
  7. AKI (1-秋, 2-明, 3-晶): Japanese unisex name meaning: 1) “autumn” 2) “bright” 3) “sparkle.” – 1)”mùa thu” ; 2)”sáng chói” ; 3)”lóng lánh”
  8. AKIKO (1-秋子, 2-明子, 3-晶子): Japanese name meaning 1) “autumn child” or 2) “bright child” or 3) “sparkling child.”
  9. AKIRA (1-明, 2-亮): Japanese unisex name meaning 1) “bright” or 2) “clear.”
  10. AMATERASU (天照): Japanese name composed of the elements ama “heaven, sky” and terasu “to shine,” hence “shining over heaven.” In mythology, this is the name of a sun goddess who rules the heavens. – “chói sáng trên thiên đàng”
  11. AMAYA: Japanese name meaning “night rain.” Compare with another form of Amaya. – “mưa đêm”
  12. AOI (1-碧, 2-葵): Japanese unisex name meaning 1) “blue” or 2) “hollyhock.” – 1)”xanh biển ; 2)”cây thục quỳ”
  13. ARISU (アリス): Japanese form of English Alice, meaning “noble sort.” – “hạng quý tộc”
  14. ASAMI (麻美): Japanese name meaning “morning beauty.”
  15. ASUKA (明日香): Japanese name meaning “tomorrow fragrance.” – “hương thơm ngày mai”
  16. ATSUKO (1-篤子, 2-温子): Japanese name meaning 1) “kind child” or 2) “warm child.”
  17. AVARON (アヴァロン): Japanese form of Celtic Avalon, meaning “island of apples.” – “hòn đảo táo”
  18. AYA (1-彩, 2-綾): Japanese name meaning 1) “colorful” or 2) “design.”
  19. AYAKA (1-彩花, 2-彩華): Japanese name meaning 1) “color-flower” or 2) “color-petal.”
  20. AYAKO (1-彩子, 2-綾子): Japanese name meaning 1) “color-child” or 2) “design-child.”
  21. AYAME (菖蒲): Japanese name meaning “iris flower.” – “hoa diên vĩ”
  22. AYANO (1-彩乃, 2-綾乃): Japanese name meaning 1) “my color” or “my design.”
  23. AYUMI (あゆみ): Japanese name meaning “pace, stroll, walk.” – “bước đi”
  24. AZUMI (あずみ): Japanese name meaning “safe residence.” – “nơi cư trú an toàn”
  25. BUNKO: Japanese name meaning “literary child.” – “đứa trẻ văn chương”
  26. CHIASA: Japanese name meaning “one thousand mornings.” – “1 nghìn buổi sớm”
  27. CHIE (恵): Japanese name meaning “wisdom.” – “ự thông thái”
  28. CHIEKO (恵子): Japanese name meaning “wise child.” – “đứa trẻ sáng suốt”
  29. CHIHARU (千春): Japanese name meaning “one thousand springs.” – “1 nghìn dòng sông/mùa xuân”
  30. CHIKA (散花): Japanese name meaning “scattered flowers.” Compare with another form of Chika. – “những bông hoa lưa thưa”
  31. CHIKAKO (千香子): Japanese name meaning “very fragrant child.” – “đứa trẻ thơm phức”
  32. CHINATSU (千夏): Japanese name meaning “a thousand summers.” – “1 nghìn mùa hạ”
  33. CHIYO (千代): Japanese name meaning “a thousand generations.” – “1 nghìn thế hệ”
  34. CHIYOKO (千代子): Japanese name meaning “child of a thousand generations.”
  35. CHO: Variant spelling of Japanese Chou, meaning “butterfly.”
  36. CHOU (蝶): Japanese name meaning “butterfly.”
  37. EIKO (栄子): Japanese name meaning “long-lived child” or “splendid child.”
  38. EMI (1-恵美, 2-絵美): Japanese name meaning 1) “beautiful blessing” or 2) “beautiful picture.”
  39. EMIKO (1-恵美子, 2-笑子): Japanese name meaning 1) “beautiful child” or 2) “smiling child.”
  40. ERI (絵理): Japanese name meaning “blessed prize.”
  41. ETSUKO (悦子): Japanese name meaning “joyful child.”
  42. FUJI (富): Japanese name possibly meaning “wisteria.” – “cây đậu tía”
  43. FUMIKO (文子): Japanese name meaning “child of treasured beauty.” – “đứa trẻ của vẻ đẹp quý báu”
  44. GINA: Japanese name meaning “silvery.” – “óng ánh như bạc”
  45. HANA (花): Japanese name meaning “favorite” or “flower.”
  46. HANAKO (花子): Japanese name meaning “flower child.”
  47. HARU (1-晴, 2-春, 3-陽): Japanese unisex name meaning 1) “clear up,” 2) “spring,” or 3) “sun, sunlight.”
  48. HARUKA (遙, 遥, 悠, 遼): Japanese name meaning “distance.”
  49. HARUKI (春樹): Japanese name meaning “springtime tree.”
  50. HARUKO (はるこ): Japanese name meaning “spring child.”
  51. HARUMI (春美): Japanese name meaning “spring beauty.”
  52. HIDEKO (秀子): Japanese name meaning “splendid child.”
  53. HIKARI (光): Feminine form of Japanese unisex Hikaru, meaning “radiance.” – “ánh hào quang”
  54. HIKARU (輝): Japanese unisex name meaning “radiance.”
  55. HIRO (1-裕, 2-寛, 3-浩): Japanese unisex name meaning 1) “abundant,” 2) “generous, tolerant,” or 3) “prosperous.” – 1)”phong phú” ; 2)”rộng lượng, khoan dung” ; 3)”thịnh vượng”
  56. HIROKO (1-裕子, 2-浩子, 3-寛子): Japanese name meaning 1) “abundant child,” 2) “prosperous child,” or 3) “generous child.”
  57. HIROMI (1-裕美, 2-浩美, 3-寛美): Japanese name meaning 1) “abundant beauty,” 2) “prosperous beauty,” or 3) “generous beauty.”
  58. HISAKO (久子): Japanese name meaning “long-lived child.”
  59. HISOKA (密): Japanese unisex name meaning “reserved.”
  60. HITOMI (瞳): Japanese name meaning “pupil (of the eye).” This name is usually given to girls with especially beautiful eyes.
  61. HOSHI (星): Japanese name meaning “star.”
  62. HOTARU (蛍): Japanese name meaning “firefly; lightning bug.”
  63. IZANAMI (イザナミ): Japanese myth name of the wife of Izanagi, meaning “female who invites.”
  64. IZUMI (泉): Japanese name meaning “fountain.”
  65. JUN (順): Japanese unisex name meaning “obedient.”
  66. JUNKO (1-順子, 2-純子): Japanese name meaning 1) “obedient child” or 2) “pure child.”
  67. KAEDE (楓): Japanese unisex name meaning “maple.” – “cây phong”
  68. KAME: Japanese name meaning “tortoise (symbol of long life).” – “con rùa”
  69. KAMEKO (上子): Variant spelling of Japanese Kamiko, meaning “superior child.” – “đưa trẻ siêu sao”
  70. KAMEYO: Japanese name meaning “tortoise (symbol of long life).”
  71. KAMIKO (上子): Japanese name meaning “superior child.”
  72. KAORI (香織): Japanese name meaning “fragrance weaving.”
  73. KAORU (薫): Japanese name meaning “fragrance.”
  74. KASUMI (霞): Japanese name meaning “mist.” – “sương mù”
  75. KATSUMI (勝美): Japanese name meaning “victorious beauty.”
  76. KAYO: Japanese name meaning “beautiful/increasing generation.”
  77. KAZUE (一恵): Japanese name meaning “branch; first blessing; harmonious.”
  78. KAZUKO (1-和子, 2-一子): Japanese name meaning 1) “harmonious/peaceful child” or 2) “only child.”
  79. KAZUMI (和美): Japanese name meaning “harmonious beauty.”
  80. KEI (1-恵, 2-慶, 3-桂, 4-敬, 5-啓, 6-圭, 7-景): Japanese name meaning 1) “blessed, lucky,” 2) “happy,” 3) “katsura tree,” 4) “respectful,” 5) “spring,” 6) “square jewel,” or “sunny.”
  81. KEIKO (1-恵子, 2-慶子, 3-桂子, 4-敬子, 5-啓子, 6-圭子, 7-景子): Japanese name meaning 1) “blessed, lucky child,” 2) “happy child,” 3) “katsura tree child,” 4) “respectful child,” 5) “spring child,” 6) “square jewel child,” or 7) “sunny child.”
  82. KIKU (菊): Japanese name meaning “chrysanthemum.” – “cây hoa cúc”
  83. KIMI (君): Short form of Japanese names beginning with Kimi-, meaning “honorable, noble.”
  84. KIMIKO (1-后子, 2-君子): Japanese name meaning 1) “empress child,” or 2) “noble child.”
  85. KIN (欽): Japanese unisex name meaning “gold.”
  86. KIYOKO (清子): Japanese name meaning “pure child.”
  87. KIYOMI (清見): Japanese name meaning “pure beauty.”
  88. KO (1-幸, 2-光, 3-康): Variant spelling of Japanese unisex Kou, meaning 1) “happiness,” 2) “light,” or “peace.”
  89. KOHAKU (琥珀): Japanese unisex name meaning “amber.” – “hổ phách”
  90. KOTONE (琴音): Japanese name meaning “harp sound.” – “tiếng đàn hạc”
  91. KOU (1-幸, 2-光, 3-康): Japanese unisex name meaning 1) “happiness,” 2) “light,” or “peace.”
  92. KUMIKO (久美子): Japanese name meaning “long-time beautiful child.”
  93. KYO (1-杏, 2- 京, 3- 協, 4- 郷): Variant spelling of Japanese unisex Kyou, meaning 1) “apricot,” 2) “capital,” 3) “cooperation,” or 4) “village.”
  94. KYOKO (恭子): Japanese name meaning “child of the city.”
  95. KYOU (1-杏, 2- 京, 3- 協, 4- 郷): Japanese unisex name meaning 1) “apricot,” 2) “capital,” 3) “cooperation,” or 4) “village.” – 1)”quả mơ” ; 2)”thủ đô” ; 3)”sự hợp tác” ; 4)”ngôi làng”
  96. MADOKA (1-円, 2-円花): Japanese unisex name meaning 1) “circle” or 2) “circle, flower.”
  97. MAI (舞): Japanese name meaning “dance.”
  98. MAIKO (舞子): Japanese name meaning “dancing child.”
  99. MAKI (1-真紀, 2-真希, 3-真貴, 4-真樹): Japanese name meaning 1) “true chronicle/record,” 2) “true hope,” 3) “true precious,” or 4) “true timber trees.”
  100. MAKOTO (誠): Japanese unisex name meaning “sincere, true.” – “chân thành”
  101. MANA (愛): Japanese name meaning “affection, love.”
  102. MANAMI (1-愛美, 2-愛海): Japanese name meaning 1) “affectionate beauty” or 2) “love sea.”
  103. MARI: Japanese form of English Mary, meaning “obstinacy, rebelliousness” or “their rebellion.” Compare with another form of Mari.
  104. MARIKO (真里子): Japanese name meaning “true village child.”
  105. MASA (1-正, 2-雅, 3-昌, 4-真, 5-政, 6-将): Unisex short form of Japanese names beginning with Masa-, meaning 1) “correct, just,” 2) “elegant,” 3) “flourishing, prosperous” 4) “genuine, true,” 5) “governing, political,” 6) “military.”
  106. MASAKO (1-雅子, 2-昌子): Japanese name meaning 1) “elegant child” or 2) “flourishing child.”
  107. MASAMI (雅美): Japanese name meaning “elegant beauty.”
  108. MASUMI (真澄): Japanese unisex name meaning “true lucidity.”
  109. MASUYO (益世): Japanese name meaning “benefit the world.”
  110. MAYUMI (麻弓): Japanese name meaning “true bow (archery).”
  111. MEGUMI (恵): Japanese name meaning “blessing.”
  112. MI (美): Japanese name meaning “beauty.”
  113. MICHI (道): Japanese unisex name meaning “pathway.”
  114. MICHIKO (美智子): Japanese name meaning “beautiful wise child.”
  115. MIDORI (緑): Japanese name meaning “green, verdant.”
  116. MIEKO (美枝子): Japanese name meaning “beautiful blessing child.”
  117. MIHO (1-美保, 2-美帆): Japanese name meaning 1) “beautiful guarantee” or “beautiful sail.” Compare with masculine Miho.
  118. MIKA (美香): Japanese name meaning “beautiful fragrance.”
  119. MIKI (1-美紀, 2-美姫, 3-美樹, 4-美貴): Japanese name meaning 1) “beautiful chronicle,” 2) “beautiful princess,” 3) “beautiful tree,” or “priceless beauty.”
  120. MINAKO (美奈子): Japanese name meaning “beautiful child.”
  121. MINORI (里): Japanese unisex name meaning “truth.”
  122. MISAKI (美咲): Japanese name meaning “beauty bloom.”
  123. MITSUKO (光子): Japanese name meaning “light child” or “shining child.”
  124. MITSURU (満): Japanese unisex name meaning “full” or “growing.”
  125. MIWA (1-美和, 2-美輪, 3-三和, 4-三輪): Japanese name meaning 1) “beauty, harmony,” 2) “beauty, ring/wheel,” 3) “three, harmony,” or 4) “three, ring/wheel.”
  126. MIYAKO (美夜子): Japanese name meaning “beautiful night child.”
  127. MIYOKO (美代子): Japanese name meaning “beautiful generation child.”
  128. MIYUKI (1-美幸, 2-美雪, 3-深雪): Japanese name meaning 1) “beautiful fortune/happiness,” 2) “beautiful snow,” or 3) “deep snow.”
  129. MIZUKI (美月): Japanese name meaning “beautiful moon.”
  130. MOE (萌): Japanese name meaning “budding.”
  131. MOMO (モモ): Japanese name meaning “peach.”
  132. MOMOE (百恵): Japanese name meaning “hundred blessings.”
  133. MOMOKO (桃子): Japanese name meaning “peach child.”
  134. MORIKO (森子): Japanese name meaning “forest child.”
  135. NANA (ナナ): Japanese name meaning “seven.”
  136. NAO (1-直, 2-尚): Japanese unisex name meaning 1) “docile” or 2) “esteemed.” – 1)”dễ bảo” ; 2)”đáng kính”
  137. NAOKI (直樹): Japanese unisex name meaning “docile tree.”
  138. NAOKO (1-直子, 2-尚子): Japanese name meaning 1) “docile child” or 2) “esteemed child.”
  139. NAOMI (直美): Japanese name meaning “above all; beauty.” Compare with another form of Naomi.
  140. NATSUKO (夏子): Japanese name meaning “summer child.”
  141. NATSUMI (夏美): Japanese name meaning “summer beauty.”
  142. NOBUKO (信子): Japanese name meaning “faithful child.”
  143. NORI (1-儀, 2-典, 3-則, 4-法): Japanese unisex name meaning 1) “ceremony, regalia,” 2) “code, precedent,” 3) “model, rule, standard,” 4) “law, rule.”
  144. NORIKO (法子 or 典子): Japanese name meaning “law child” or “exemplar child.”
  145. RAN (蘭): Japanese name meaning “lily” or “orchid.” – “hoa ly hoặc phong lan”
  146. REI (1-鈴, 2-零, 3-麗, 4-霊): Japanese name meaning 1) “bell,” 2) “nothing, zero” or 3) “lovely,” 4) “spirit.”
  147. REIKO (麗子): Japanese name meaning “lovely child.”
  148. REN (蓮): Japanese name meaning “water lily.”
  149. RIE (理恵): Japanese name meaning “valued blessing.”
  150. RIKA (泉): Japanese name meaning “valued fragrance.” Compare with another form of Rika.
  151. RIKO (理子): Japanese name meaning “jasmine child.”
  152. RIN (凛): Japanese name meaning “cold, dignified, severe.”
  153. RYO (1-亮, 2-遼, 3-諒, 4-涼): Japanese unisex name meaning 1) “brightness,” 2) “distant,” 3) “reality,” 4) “refreshing.”
  154. RYOKO (1-亮子, 2-涼子): Japanese name meaning 1) “bright child” or 2) “refreshing child.”
  155. SACHIKO (幸子): Japanese name meaning “happy child.”
  156. SAKI (咲): Japanese name meaning “blossom.”
  157. SAKIKO (咲子): Japanese name meaning “blossoming child; earlier child.”
  158. SAKURA (桜): Japanese name meaning “cherry blossom.” – “hoa anh đào”
  159. SANGO (さんご): Japanese name meaning “coral.” – “san hô”
  160. SAYURI (小百合): Japanese name meaning “lily.”
  161. SETSUKO (節子): Japanese name meaning “temperate child.”
  162. SHIG: Unisex short form of Japanese names beginning with Shig-, meaning “luxuriant.”
  163. SHIGEKO (成子): Japanese name meaning “luxuriant child.” – “đứa trẻ phồn thịnh”
  164. SHIKA (鹿): Japanese name meaning “deer.” – “con hươu, nai”
  165. SHINJU (真珠): Japanese name meaning “pearl.”
  166. SHIORI (詩織): Japanese name meaning “poem; weave.” – “bài thơ, sóng”
  167. SHIZUKA (静香): Japanese name meaning “quiet.”
  168. SHIZUKO (静子): Japanese name meaning “quiet child.”
  169. SORA (空): Japanese unisex name meaning “sky.”
  170. SUMIKO (澄子): Japanese name meaning “clear/pure thinking child.”
  171. SUSUMU (進): Japanese name meaning “progressing.”
  172. SUZU (鈴): Japanese name meaning “bell.”
  173. SUZUME (雀): Japanese name meaning “sparrow.”
  174. TAKAKO (1-隆子, 2-孝子, 3-貴子, 4-敬子): Japanese name meaning 1) “elevated child,” 2) “pious child,” 3) “noble child,” or “respectful child.”
  175. TAKARA (宝): Japanese name meaning “treasure.”
  176. TAMIKO (民子): Japanese name meaning “child of the people.”
  177. TERUKO (照子): Japanese name meaning “shining child.”
  178. TOMIKO (美子): Japanese name meaning “fortune/wealth-child.”
  179. TOMOKO (1-友子, 2-知子, 3-智子): Japanese name meaning 1) “friendly child,” 2) “knowing child,” and 3) “wise child.”
  180. TOSHIKO (敏子): Japanese name meaning “clever child.”
  181. TSUKIKO (月子): Japanese name meaning “moon child.”
  182. UME (梅): Japanese name meaning “plum blossom.”
  183. UMEKO (梅子): Japanese name meaning “plum blossom child.”
  184. USAGI (兎): Japanese name meaning “rabbit.”
  185. YASU (ヤス): Japanese name meaning “assertive child.”
  186. YASUKO (康子): Japanese name meaning “peaceful child.”
  187. YOKO (1-洋子, 2-陽子): Japanese name meaning 1) “foreign/ocean child” and 2) “sunny child.”
  188. YORI (より): Japanese unisex name meaning “servant to the public.”
  189. YOSHI (1-義, 2-吉, 3-良): Unisex short form of Japanese names beginning with Yoshi-, meaning 1) “correct,” 2) “fine, happy,” and 3) “good, nice.”
  190. YOSHIE (1-佳江, 2-由栄, 3-淑恵, 4-好恵): Japanese name meaning 1) “beautiful river,” 2) “cause-prosper/flourish, 3) “good grace,” and 4) “nice favor/grace.”
  191. YOSHIKO (1-好子, 2-芳子, 3-良子): Japanese name meaning 1) “favorite child,” 2) “fragrant child,” and 3) “good child.”
  192. YUKA (1-由佳, 2-佑香): Japanese name meaning 1) “cause-good,” and 2) “help-fragrant/incense.”
  193. YUKI (1-幸, 2-雪): Unisex short form of Japanese names beginning with Yuki-, meaning 1) “happiness; good fortune” and 2) “snow.”
  194. YUKIKO (由希子): Japanese name meaning “rare child.”
  195. YUKO (1-優子, 2-裕子, 3-祐子): Japanese name meaning 1) “affectionate child,” 2) “child of leisure,” and 3) “helpful child.”
  196. YUMI (由美): Japanese short form of names beginning with Yumi-, meaning “cause-beauty.”
  197. YUMIKO (由美子): Japanese name meaning “cause-beauty-child.”
  198. YURIKO (百合子): Japanese name meaning “hundred-perfect-child.”
Leave a comment »

Dịch tên của bạn ra tiếng Hàn Quốc

Hope it helps 🙂 Enjoy ^^

  1. A: Nhã
  2. Ahn: An
  3. Ae: Ái
  4. Ah: Nga
  5. Bae: Bùi
  6. Bin: Tân, Bân
  7. Bo: Bảo
  8. Bum: Phạm
  9. Cha: Xa
  10. Chae: Thái
  11. Choi: Thôi
  12. Choon: Xuân
  13. Chul: Triết
  14. Chun: Thiên
  15. Chan: Toản
  16. Chang: Xương
  17. Chil: Thất
  18. Dong: Đông
  19. Eun: Ngân
  20. In: Nhân
  21. Jae: Tại
  22. Joon: Trung
  23. Jun: Tuấn
  24. Jin: Trinh, Trần
  25. Jung: Trịnh, Chính
  26. Jang: Trương
  27. Joo: Chu
  28. Jeon: Điền
  29. Joong: Trọng
  30. Ji: Chí
  31. Gun: Kiên
  32. Geun: Căn
  33. Ha: Hạ
  34. Hae: Hải
  35. Han: Hán
  36. Heo: Hứa
  37. Hyun: Hiền
  38. Hee: Hỷ, Hy
  39. Hyuk: Hách
  40. Hye: Huệ
  41. Ha: Hà
  42. Hwa: Hoa
  43. Hwang: Hoàng
  44. Hun: Hiển
  45. Ho: Hạo
  46. Hee: Hy
  47. Hyang: Hương
  48. Hun : Hiển
  49. Kang: Giang, Khang
  50. Kwon: Quyền (hoặc Quyên,…)
  51. Kyung: Khánh (Khanh,…)
  52. Kim: Kim
  53. Kyu : Khuê
  54. Kul: Vinh
  55. Lee: Lý, Ly
  56. Min: Mẫn / Mân
  57. Myun: Miễn
  58. Mi: Mĩ
  59. Moon: Văn
  60. Myung: Minh
  61. Nam: Nam
  62. Ok: Ngọc
  63. Park: Phác
  64. Ra: La
  65. Rae: Lại
  66. Ryu: Liễu
  67. Ryong :Long
  68. Rim: Lâm /Lam
  69. Ri: Lợi / Lôi
  70. Sil: Thục
  71. Sun: Thiện
  72. Sung: Thành /Thanh
  73. Song: Tống ( có thể dịch là Thư)
  74. Shim: Thẩm /Thắm
  75. Sol: Tố
  76. Sang: Tương
  77. Sub: Nhiếp
  78. Suk: Từ (hoặc Tư,…)
  79. Sun: Thiện
  80. Seung: Thừa
  81. Si: Thời
  82. Shin: Tín, Thân
  83. Se: Sắc
  84. Sin: Tuấn
  85. So: Tô
  86. Son: Tôn, Không
  87. Su: Thu
  88. Shang: Thương
  89. Sung: Thành
  90. Saeng: Sinh
  91. Seung: Thắng
  92. Park: Phác
  93. Tae : Thái
  94. Woo: Vũ
  95. Wook: Húc
  96. Won: Nguyên, Nguyễn
  97. Yong: Dũng, Long
  98. Young: Anh, Vinh
  99. Ye: Nghệ
  100. Yeon: Uyên (or Nghiên,…)
  101. Yang: Trở /Dương
  102. Yoon: Doãn or Hữu
  103. Yoo: Hựu, Ấu
  104. Yu: Liễu
Leave a comment »

Các nhân vật trong anime và manga “Bảy viên ngọc rồng”

Đây là một trong những bộ truyện tranh mà tôi yêu thích nhất từ thời thơ ấu cho đến giờ. Tôi có thể đọc đi đọc lại nó hàng trăm lần, hàng vạn lần mà không biết chán, đơn giản vì nó quá hay, quá tuyệt vời 🙂

Dưới đây là danh sách các nhân vật trong anime và manga có kèm theo diễn biến nội dung cốt truyện mà tôi muốn chia sẻ cho các fan của “Bảy viên ngọc rồng”. Hãy thưởng thức cùng tôi nhé 😛

<Dragon Ball main characters>

Cốt truyện

Câu chuyện bắt đầu từ cuộc gặp gỡ giữa một cậu bé sống trong rừng rậm tên là Sôn Gôku và Bunma, một người đang trên đường đi tìm Bảy viên ngọc rồng. Truyền thuyết kể rằng ai tìm đủ Bảy viên ngọc rồng thì long thần sẽ xuất hiện và thực hiện 1 điều ước của người đó. Trên đường đi tìm Bảy viên ngọc rồng, Gôku đã gặp Yamcha, Buaru, Urôn và họ trở thành bạn. Cậu bé còn được gặp Quy lão tiên sinh và ông ấy tặng cho Cân đẩu vân. Sau này cậu được ông ấy nhận làm đệ tử với người bạn đồng môn tốt bụng Krillin. Sau 1 năm học với Quy Lão, Gôku đã tham gia Đại hội võ thuật và đạt danh hiệu Á quân. Từ đó, các cuộc phiêu lưu gian nan của cậu bắt đầu.

Phần 1: Nhân Vật Chính

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Sôn Gôku (Kakalốt) [Son Goku (Kakarot)]

Sôn Gôku (Nhật: 孫悟空 phiên âm: Tôn Ngộ Không, Son Gokū) là nhân vật chính của bộ truyện.

Xuất thân

Sôn Gôku là một người Xayda (Saiyan) được phái xuống Trái Đất để thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt hết tất cả cư dân trên Trái Đất để phục vụ cho mục đích xâm lấn Trái Đất của người Sayda. Khi xuống Trái Đất, cậu gặp một tai nạn và bị mất trí nhớ. Chính vì vậy, cậu đã quên đi tất cả những gì ở Sayda, từ gốc gác tổ tiên, cha mẹ, anh em đến cả nhiệm vụ quan trọng cậu được giao.

Cuộc đời

  • Ở Saiyan

Goku sinh ra khóc rất nhiều, chỉ số sức mạnh đạt có 2. Tất cả mọi người đều khinh và coi thường cậu và coi cậu là chiến binh cấp thấp bỏ đi (trong số đó có cả người cha Kakalat(Burdock)). Với mục đích xâm chiếm trái đất của người Saiyan đã gửi cậu xuống đó để lớn lên cậu nắm quyền ở đấy.

  • Dragonball

Sôn gô ku sau khi bị mất trí nhớ, đã được ông Sôn gô han đưa về và nuôi dưỡng. Nhưng, trong một đêm trăng rằm, cậu đã nhìn vào mặt trăng và biến thành con khỉ đột khổng lồ, theo đặc điểm của người Saiya. Cậu đã giết chết chính người ông đã nuôi dưỡng mình khôn lớn.

<Gôku lúc nhỏ>

Goku lớn lên mà không có ai chăm sóc, cậu sinh sống như một người rừng cho đến khi gặp được Bunma (Bulma) và lên đường tìm ngọc rồng. Rồi cậu gặp những người bạn tốt như Yamcha, Chichi, bạn đồng môn Krilin (Kurilin), Thên Xin Hăng (Tenshinhan)… Goku cũng gặp sư phụ Kamê, người truyền cho cậu môn Kamehameha (Kamejoko). Cậu đoạt giải nhì 2 lần liên tiếp trong 2 kì đại hội võ thuật.

Sau khi giết chết đại ma vương Pôcôlô (Piccolo), Goku lên thiên đàng tìm Thượng đế học võ. Cậu suýt đánh lầm ông khi thấy ông và Pôcôlô giống nhau như hệt. Nhưng rồi sau đó cậu mới biết 2 người do 1 tách mà ra nên giống nhau. Sau khi học võ xong, Goku xuống tham gia đại hội võ thuật lần 3 trong đời mình, gặp lại Pôcôlô “con”, được Pôcôlô dùng phương pháp sinh sản vô tính sinh ra, có dã tâm giống hệt bố mình. Goku đánh bại Pôcôlô con trong trận chung kết (nhưng không giết Pôcôlô) và vô địch giải võ thuật năm ấy.

  • Dragonball Z

Sau khi Pôcôlô bị đánh bại, địa cầu thanh bình. Sôngoku cưới Chichi và sinh ra một người con tên là Son Gohan. Nhưng một mối hiểm hoạ khác đang đến từ ngoài vũ trụ xa xôi. Rađíc (Radditz), một người Sayda đến từ hành tinh Vegeta (hành tinh Sayda trong bản tiếng Việt) đến Trái Đất để tìm một nhân vật tên là Kakalốt (Kararot). Sau đó người đọc được biết rằng Goku chính là Kakalốt và vốn không phải là người Trái Đất, mà chính là một người Xayda, em trai của chính Rađíc. Vì dã tâm của Rađíc quá lớn và vì để cứu con trai mà Songoku hi sinh để cho Pôcôlô giết chết cả mình và Rađíc bằng một đòn nội lực.

Goku lại tìm học võ ở nơi Thần Vũ Trụ (King Kai), một trong bốn vị thần cai quản 4 cõi thiên hà. Trong thời gian đó ở Trái đất, Gohan được Pôcôlô (lúc này đã hoàn lương và theo phe chính nghĩa) cứu và dạy võ thuật cho. Được tin 2 tên đồng bọn của Rađíc là Cađíc(Vegeta) và Nađíc đang trên đường đến trái đất, Goku vội nhờ bạn mình hồi sinh để mình có thể đánh với bọn Sayda. Thế là một trận quyết đấu diễn ra. Songoku thắng, nhưng không giết chết Cađíc. Nhưng cái giá của chiến thắng là đoàn quân Trái đất bị tổn thất nặng nề: Pôcôlô, Thên xin hăng, Yamcha… và vài người nữa bị tử nạn. Goku bị thương nặng phải nằm bệnh viện. (Xin nói rõ thêm: vì Pôcôlô và Thượng đế là một, nên khi Pôcôlô chết đi Thượng đế cũng chết theo, dẫn tới việc rồng thần cũng chết theo (Thượng đế là người tạo ra rồng thần).

Trong thời gian đó Goku nghĩ ra một kế có thể cứu lại được mọi người. Qua miệng bọn Sayda, Goku biết được cả Thượng đế và Pôcôlô đều đến từ hành tinh Namếc (Namek) và thế là anh quyết tâm đến đó tìm Ngọc rồng Namếc để cứu mọi người. Nhưng vì bị thương quá nặng nên anh không thế đi được, phải nhờ nhóm Krilin, Bunma và Son Gohan đi thay. 3 người đến hành tinh Namếc chỉ để biết rằng không chỉ Cađíc đang ở đó mà còn cả một đội quân những kẻ ngoài hành tinh khác cực mạnh, trong đó có một người mà võ công cao hơn Cađíc gấp chục lần, gọi là Fide (Frieza) đại vương.

Trong lúc đó ở Địa cầu, Goku đã bình phục nhờ đậu thần Kharin, và anh tức tốc lên đường đến Namếc. Trong lúc đó trên hành tinh Namếc, Krilin và Gohan được gặp vua Namếc, Ốc Tiêu (Dende) và thu thập được 7 viên ngọc rồng của Namếc trước dự truy đuổi của Fide. Cađíc cũng quay sang giúp 2 người, nhưng cũng vì hắn muốn độc chiếm ngọc rồng sau khi nhóm Krilin, Gohan kiếm đủ. Mưu đồ này cuối cùng thất bại. Trong lúc đó, nhờ luyện tập không ngừng trong lúc ở trong tàu vũ trụ với trọng lực gấp 100 lần Trái Đất, Goku trở nên khoẻ gấp bội khi đến Namếc. Anh dễ dàng triệt hạ bọn tay sai của Fide, nhưng bị tổn thương nặng trong trận đấu với tên tay sai cuối cùng (số 1 trong Tiểu Đội Sát Thủ của Fide). Thế là Goku rút vào trị thương.

Ở bên ngoài, trận đấu giữa 3 người Krilin, Gohan và Cađíc với Fide diễn ra quyết liệt. Ốc Tiêu dùng ngọc thần gọi thần rồng Namếc lên để cứu Pôcôlô và đem ông lên hành tinh Namếc. Pôcôlô sau đó gia nhập nhóm Địa cầu đối phó với Fide. Nhưng với võ công siêu hạng, Fide làm chủ tình thế và làm tổn thương nặng nhóm 4 người. Lúc Goku trị thương xong thì cũng là lúc Fide giết chết Cađíc. Goku nổi giận đánh nhau với Fide. Trong 1 lần tấn công của Goku, Fide dường như đã chết. Trong lúc Goku và mọi người đang ăn mừng thì Fide tỉnh lại và giết chết Pôcôlô lẫn Krilin. Căm tức quân gian ác tới tột đỉnh, và với cơ duyên trời cho, Goku biến thành một Siêu Sayda (Super Saiyan) và đánh nhau với Fide. Với sức mạnh của một Siêu Sayda thần thánh, anh khuất phục Fide không mấy khó khăn. Fide tức giận dùng một đòn nội lực giáng xuống Namếc. Biết chắc hành tinh Namếc không thể tồn tại hơn 30 phút nữa, Goku gọi Ốc Tiêu và ước điều ước cuối cùng là hãy để cho mọi người ở Namếc sống lại và chuyển họ xuống Trái Đất. Ước nguyện hoàn thành, Goku giết chết Fide, nhưng rồi không thể tìm ra phương tiện vận chuyển, anh đành chấp nhận ở lại Namếc và tưởng chừng như đã chết. Khi hành tinh Namếc nổ, Goku bị văng lên trời và tình cờ thấy 5 chiếc phi thuyền mà Đội đặc nhiệm genies (ginyu) liền nhảy vào và phi thuyền tự động bay đến hành tinh.

Yardrat, 1 hành tinh đang bị đội đặc nhiệm genies chiếm đóng.Sau khi đánh bại frieza ở namek, mọi người cứ ngỡ Frieza đã chết,nhưng không ngờ hắn vẫn còn có thể trở về hành tinh của mình và nhờ cha sửa chữa thành 1 Cyborb.2 cha con Frieza cùng nhau đến Trái đất để báo thù và giết Goku để trở thành Đệ nhất vũ trụ. Lúc đó Goku cũng đang về trái đất nhưng do cỗ máy hiện đại hơn,Frieza đã đến Trái đất trước. Vegeta(hiện nay đã sống ở Trái đất và có phần hoàn lương) khẳng định Trái Đất sắp bị tiêu diệt. Thế nhưng ,bất ngờ có chiến binh trẻ tuổi den tu tương lai đã biến thành Super Saiya và tiêu diệt cha con Frieza trong nháy mắt. Đó chính là Trunks, con trai Vegeta để cảnh báo về cuộc chiến sắp xảy ra với các Cyborg do Dr.Gero chế tạo, thành viên còn sót lại của Reb Ribbon…

Một vài nét về Sôn gô ku

  • Cao:184cm
  • Bố: Ka-ka-lát (Bardock)
  • Anh trai ruột: Ra-đíc (Radditz)
  • Vợ: Chi-chi
  • Sư phụ: Ka-mê; Thượng đế; Thần vũ trụ
  • Bạn: Krilin; Thên Xin Hăng; Yamcha; Bulma; Pocollo;…
  • Con: Sôn-gô-han; Sôn-gô-tên
  • Kẻ thù: Độc nhãn đại tướng quân; Fi-de; Xên bọ hung; Ma-bư, Beby, Siêu Pic (Super Android 17), Omega Shenron…
  • Khả năng của Goku: Goku có sức khoẻ ghê người ngay từ bé, và khả năng biến thành Oozaru, một con khỉ đột khổng lồ có sức tàn phá khủng khiếp khi nhìn lên trăng tròn. Sau này Goku học được của quy lão Kamê phép Kamehameha (aka. Kamêjôkô) và học được cách bay lượn nhờ vào nội lực của mình.

Nhờ dịp may hiếm có, Goku trở thành một Siêu Sayda (Super-sayayin, SSJ hay Super Saiyan) trong lần đánh nhau với Freeza (Fide đại vương) và rồi tiếp tục phát triển lên thành Siêu Sayda cấp 2, cấp 3. Sau này, cậu và Ca Đíc đã dùng phép Pôtara kết hợp lại. Thế là Đíc-Ku Vegito (thực hiện phép Pôtara) được sinh ra. Trong Dragon Ball Z, Đíc-Ku được nâng cấp từ Vegito sang Gogeta (thực hiện phép Fusion Dance). Rồi tiếp trong GT, Gôku tiếp tục tiến hoá thành SSJ cấp 4 . Siêu Sayda cấp 4 là cấp độ Siêu Sayda mạnh nhất của Goku (lúc biến hình cần có đuôi khỉ, biến hình xong thì tóc có màu đen và dài (không phải tóc vàng như các cấp còn lại), và cũng là cấp độ Siêu Xayda mà chỉ có Goku, Ca Đíc làm được.

<Đíc-Ku (Gogeta) ở trên và Đíc-Ku (Vegito) ở dưới>

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Ca Đíc [Vegeta]

Ca Đíc (Nhật: ベジータ Vegeta, Bối Cát Tháp) là chồng của Bunma, cha của Ca Lích và Bura, và anh trai của Table. Anh cũng là hoàng tử của tộc người Saiyan. Ngoài Gôku, Gôhan, và Pôcôllô, anh là một trong những nhân vật nổi bật nhất trong bộ truyện tranh này. Ca Đíc luôn coi Gôku là đối thủ lớn nhất của mình.

Tính cách

Ca Đíc hết sức lạnh lùng, ngạo mạn, đầy thù hận và cay đắng. Tính cách này tiêu biểu cho người Saiyan nhưng cũng được tạo nên một phần lớn trong quãng đời thơ ấu của Ca Đíc, khi hành tinh Vegeta bị Fide hủy diệt và anh phải phục vụ dưới quyền kiểm soát của Fide. Ca Đíc là hoàng tử cuối cùng của người Saiyan, sau khi cha của anh là Vua Saiyan bị giết chết. Ca Đíc rất tự hào về nguồn gốc của mình và luôn đặt bản thân cao hơn những người khác.

Từ khi còn là một đứa trẻ, Ca Đíc đã xuất hiện như một kẻ giết người tàn nhẫn, không có lòng thương xót, giống như hầu hết người Saiyan (thời thơ ấu của Ca Đíc chỉ thấy trong anime, không có trong manga)[1]. Lúc ở Namek, anh đã bắt đầu thay đổi, thay vì giết chết Krillin hoặc Gohan như tuyên bố trước đó, anh đã liên minh với họ.

Một trong những ám ảnh của Ca Đíc là ganh đua với Gôku. Trong thang bậc của người Saiyan, cha của Goku và bản thân anh là những chiến binh cấp thấp, vì vậy Ca Đíc cảm thấy rất nhục nhã khi bị Goku vượt qua.

Ca Đíc là một trong những nhân vật thông minh nhất trong truyện. Anh rất lạnh lùng, hiếm khi bày tỏ tính hài hước. Anh có cá tính mạnh mẽ, vô cùng nóng nảy và cực đoan, nhưng cũng đầy nghị lực và luôn khao khát tranh đấu.

Vegeta.gif<Siêu Sayda Ca Đíc>

Ca Đíc trong manga Dragon Ball Z

Ca Đíc xuất hiện lần đầu ở phần đầu manga Dragon Ball Z. Sau khi Ra Đíc thất bại trong việc khuất phục Goku, Ca Đíc và Na Đíc đích thân đến xâm chiếm Trái Đất. Đó là một trong những hoạt động thường thấy của người Saiyan, họ xâm chiếm các hành tinh rồi đem bán, thậm chí gửi những đứa trẻ của dân tộc mình đến các hành tinh khác để khi lớn lên chúng sẽ nắm quyền (Goku là một trong số đó). Lúc này sức mạnh của Ca Đíc trội hơn Goku tuy nhiên sau một cuộc chiến căng thẳng Ca Đíc bị đánh bại và phải chạy khỏi Trái Đất. Mặc dù Goku nhờ đến nhiều sự trợ giúp mới thắng được, nhưng Ca Đíc vẫn coi đó là sự sỉ nhục và nuôi lòng căm giận Goku từ đó.

Để cứu sống những người bạn bị Ca Đíc và Na Đíc giết, Krillin, Bulma và Son Gohan đến hành tinh Namek để tìm kiếm Ngọc rồng. Ca Đíc và Fide cũng là những kẻ muốn có Ngọc rồng để ước được trường sinh bất tử. Sau nhiều diễn biến phức tạp, Ca Đíc đối đầu với Fide, kẻ tử thù của người Saiyan, tuy nhiên dễ dàng bị Fide đánh bại. Lúc sắp chết, Ca Đíc kịp kể cho Goku sự thật về số phận của người Saiyan và cầu xin Goku hãy tiêu diệt Fide bằng bàn tay của một người Saiyan.

Sau cuộc chiến với Fide, Ca Đíc được sống lại cùng với những người đã chết trên hành tinh Namek. Vì không còn nơi nào để đi, anh đến Trái Đất cư ngụ tại nhà của Bulma. Một năm sau, Fide cùng cha hắn tìm đến Trái Đất để trả thù trong lúc Goku còn đang mất tích nhưng bị siêu Saiyan đến từ tương lai tiêu diệt. Vậy là điều Fide lo sợ đã thật sự trở thành hiện thực: hắn phải chết dưới tay một siêu Saiyan. Siêu Saiyan này là Ca Lích, chính là con trai của Ca Đíc và Bulma trong tương lai 20 năm sau, nhưng cả 2 đều không biết điều đó. Ca Lích thông báo với mọi người về hiểm họa robort sát thủ sẽ đến trong 3 năm nữa. Ca Đíc quyết định ở lại Trái Đất tiếp tục luyện tập để chờ quyết chiến với Goku.

Ba năm sau, nhờ sự luyện tập chuyên cần, Ca Đíc đã đạt đến trình độ Siêu Saiyan, tuy nhiên không đủ để đánh bại các Pic và Poc, cũng không đủ để đánh bại Xên bọ hung. Vào lúc kết thúc phần này, Ca Đíc đã ít nhiều tỏ ra là mình có cảm xúc của con người bình thường, trước tình yêu thương mà Ca Lích (tương lai) dành cho cha. Lúc này Goku đã hi sinh nên Ca Đíc không còn hi vọng được phân cao thấp với anh nữa, nhưng vẫn ở lại Trái Đất sống với Bulma và Ca Lích.

Bảy năm sau, Goku được trở lại cuộc sống để tham gia Đại hội võ thuật. Lúc này Ca Đíc đã đạt tới trình độ Siêu Saiyan cấp 2. Ca Lích dưới sự huấn luyện của cha cũng đã trở thành siêu Saiyan dù mới chỉ 8 tuổi và là bạn thân của cậu bé 7 tuổi Son Goten. Trong đại hội võ thuật, Ca Đíc được xếp cùng cặp đấu với Goku nhưng sự xuất hiện của bọn Babidi đã ngăn cản cuộc đấu. Babidi là tên phù thủy đang muốn hồi sinh Ma Bư, quái vật có sức mạnh khủng khiếp có thể tàn phá vũ trụ. Để làm được việc đó cần có nguồn sức mạnh cực lớn, bọn Babidi cảm thấy Ca Đíc có dã tâm nên đã khống chế để biến Vegeta thành người của mình. Lúc đầu Goku không muốn đánh với Vegeta, nhưng khi nhìn cảnh nhiều người vô tội ở Đại hội võ thuật bị Vegeta giết hại thì chấp nhận, với 1 điều kiện là họ phải đấu ở 1 nơi không có người sinh sống.

Ca Đíc nói với Goku rằng việc mình yếu đi là lỗi ở người Trái Đất. Nơi này đã biến Ca Đíc thành nhu nhược. Nhưng bây giờ thì nhờ vào Babidi, Ca Đíc đã ác lại như xưa. Như vậy Ca Đíc đã đồng ý để Babidi khống chế nhằm trở nên mạnh hơn.

Hai người đấu cân tài cân sức. Sức mạnh của họ đã góp phần đánh thức Buu. Khi nhận ra được sự nguy hiểm của Buu, Ca Đíc lừa cho Goku quay đi rồi đánh ngất Goku. Anh muốn chính tay mình tiêu diệt Buu, vì cho đó là lỗi của mình. Ca Đíc lúc này rất mạnh nhưng mỗi lần bị đánh trúng Buu lại có thể phục hồi ngay tức khắc vì thế Ca Đíc nhanh chóng bị kiệt sức. Ca Lích đang ở gần đó xông vào cứu cha. Ca Đíc ôm lấy Ca Lích và dặn hãy Ca Lích hãy chăm sóc Bulma, sau đó đánh ngất Ca Lích và Goten rồi nhờ Picollo đưa 2 đứa trẻ đi thật xa. Với tất cả sức mạnh còn lại trong người, Ca Đíc phá hủy một vùng rộng lớn để cùng chết với Buu. Piccolo thật không thể ngờ là Ca Đíc có thể hi sinh mình để cứu những người khác, và lần đầu tiên thay đổi cách nhìn về Ca Đíc.

Sự hi sinh của Ca Đíc không đủ để tiêu diệt Buu, từ địa ngục Ca Đíc đã xin được trở lại cuộc sống để tiếp tục chiến đấu dù biết rằng nếu một linh hồn chết đi thì sẽ không còn cơ hội nào để được hồi sinh hay tồn tại dưới bất kỳ dạng nào khác. Bằng đôi bông tai Potara, Ca Đíc đã kết hợp với Goku để trở thành Đíc-Ku Vegito. Ban đầu Ca Đíc không muốn liên kết với Goku trong một hình hài nhưng sau khi biết rằng vợ con mình đã bị Buu giết hại thì Ca Đíc đồng ý.

Ca Đíc và Goku sát cánh để bảo vệ Trái Đất. Trong trận chiến cuối cùng, khi thấy Goku đấu với Buu dưới dạng Siêu Saiya cấp 3, Ca Đíc cảm phục sức mạnh của Goku và lần đầu tiên tự nhận là mình yếu hơn, đó là lúc anh chiến thắng được lòng tự ái của mình và nhận thức rằng mình có trách nhiệm là một phần của nhân loại. Được Rồng Thần cứu sống, Ca Đíc tình nguyện đối đầu với Buu để Goku có thời gian tập hợp Nguyên khí cầu và cùng với Goku kêu gọi nhân loại trao cho họ năng lượng.

Sau khi chiến thắng Buu, Ca Đíc cùng Goku trở lại Trái Đất và sống hạnh phúc bên gia đình. Ca Đíc và Bulma có thêm một người con gái tên là Bura. Hình ảnh cuối cùng về Ca Đíc trong manga Dragon Ball Z là tại Đại Hội Võ Thuật, bên cạnh các nhân vật quen thuộc khác.

Một vài nét về Ca Đíc

  • Chủng tộc: Saiyan
  • Chiều cao: 160 cm
  • Cân nặng: 58kg
  • Cha: Vua Saiyan
  • Em trai: Tarble
  • Vợ: Bunma
  • Con: Ca Lích, Bura
  • Thân thế: Hoàng tử của toàn tộc người Saiyan (trước đây)
  • Kẻ thù: Fide
  • Hầu cận: Ra Đíc, Na Đíc

Vốn ganh ghét tài năng của Gôku, Ca Đíc nuôi ý nghĩ đánh bại Gôku. Gôku giỏi lên đến mức nào, Ca Đíc lại âm thầm tập luyện để có thể đạt được đến cấp độ đó. Trong DBGT, Ca Đíc tuy ít biểu hiện lòng căm thù như trong DBZ nhưng Ca Đíc lại có nhiều lúc trầm tư, nghĩ về quá khứ của mình và Kakalốt.

Ca Đíc là một trong những nhân vật được độc giả ưa chuộng nhất trong Dragon Ball. Nhiều fan của bộ truyện này yêu thích Ca Đíc hơn Goku vì cho rằng nhân vật này được xây dựng phức tạp và chân thực hơn so với Goku, vốn quá hoàn mĩ như một vị thánh.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Krillin [Kuririn]

Krilin (Nhật: クリリン Kuririn, Khắc Lâm) cùng với Sôn Gôku là những học trò của Quy lão tiên sinh.

Xuất thân

Krilin ở Thiếu Lâm Tự 8 năm và vào một ngày nọ Krilin rời Thiếu Lâm Tự tìm Quy Lão tiên sinh Kamê học võ (trước khi được Quy lão thu nạp Krilin có theo dõi ông một thời gian)

Krillin.gif

Bản thân

Là bạn đồng môn và là bạn thân nhất của Sôngôku. Trong thời gian tu luyện với Quy Lão Kamê, Gôku luôn hơn Krilin một bậc. Krilin là một người bạn tốt và hiền lành (tuy đầu bộ truyện hơi ma mãnh một chút). Sau này Krilin nhờ Rồng Thiêng cho Rôbốt Poc trở thành người bình thường và cưới Poc ngay sau đó. Họ sinh ra một người con gái sau 3 năm cưới nhau.

Hình dáng và ý nghĩa tên gọi

Giống như hầu hết các ký tự  Dragon Ball, Krillin, là một sự chơi chữ. Trong trường hợp của cậu, Nhật Bản mã nguồn của nó, Kuririn, được tạo thành hai phần. Hai âm tiết đầu tiên đến từ kurin, có nghĩa là “hạt dẻ” trong tài liệu tham khảo để cạo trọc đầu của mình (các hạt dẻ “” chơi chữ cũng là chuyển sang con gái của mình, Marôn). Phần thứ hai của tên của cậu xuất phát từ Shorin (“Thiếu Lâm” ở Trung Quốc), là nhân vật đầu của anh đã được thiết kế sát hình nhà sư Thiếu Lâm.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Bunma [Bulma]

Bunma (Nhật: ブルマ Burumā, Bloomers) là một trong những nhân vật chính của bộ truyện.

Xuất thân

Bunma là đại tiểu thư của tập đoàn tài phiệt Capsule.

Bunma xuất hiện ngay từ những tập đầu của bộ truyện. Cô chính là người khởi xướng và rủ Sôn Gôku đi tìm Ngọc Rồng. Mong ước của cô là kiếm được một người yêu đẹp trai, thông minh.

Thoạt đầu Bunma quen với Yamcha nhưng về sau cô lại cưới Ca Đíc vì tính cô vốn thích người chững chạc và nam tính.

Bulma.gif

Bản thân

Bunma vai trò như một nhà phát minh trở nên quan trọng tại một số điểm trong chuỗi. Bunma có rất nhiều phát minh có ích. Ví dụ như  đồng hồ teo nhỏ, cỗ máy thời gian Ca Lích dùng để về quá khứ. Đặc biệt là chiếc máy phát sóng mặt trăng cho chồng là Ca Đíc hóa thành Siêu Xayda Cấp 4 trong DBGT.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Pôcôllô [Piccolo]

Pôcôllô (Nhật: ピッコロ・ジュニア Pikkoro, Địch Tử Ma Đồng), là sự tái sinh và con trai cuối cùng của bản gốc (Piccolo Daimao), và được sinh ra để trả thù cho cái chết của cha mình vào tay của Gôku.

Lúc liên minh đầu tiên thoải mái với Gôku và bạn bè của mình chống lại mới hơn, các mối đe dọa nguy hiểm hơn. Ra ông cũng cần thiết phải mất nó khi mình để đào tạo con trai của Gôku là Gôhan, tạo thành một thanh niên mạnh mẽ mà cuối cùng Pôcôlô hy sinh bản thân để cứu cuộc sống của Gôhan. Sau khi phục sinh, ông tham gia vào các cuộc chiến của nhóm Gôku và những người khác trong cuộc đấu tranh của họ chống lại các quái vật mạnh hơn bao giờ hết ở Namek và Trái Đất. Như những câu chuyện tiến, thay đổi vai trò của ông từ chiến binh để cố vấn.

Đại Ma Vương Pôcôllô

Đại Ma Vương Pôcôllô (Nhật: ピッコロ大魔王 Pikkoro Daimaō) là bản Pôcôllô đầu tiên trong loạt Dragon Ball.

Bản thân

Đại Ma Vương Pôcôllô và Thượng đế là một bản thể hợp nhất. Trước đây để được lên chức thượng đế, Thượng Đế đá vứt bỏ cái ác trong cơ thể mình ra và cái ác đó chính là Đại Ma Vương Pôcôllô.

Piccolo.gif

Trận chiến năm xưa

Lúc bị Thượng Đế tống ra khỏi cơ thể, Đại Ma Vương Pôcôllô tự xưng ma vương làm khổ dân chúng. Dân chúng lúc đó rất khổ cực nhưng không biết làm gì. Trong lúc nguy kịch đó, sư phụ của Sư lão Kamê vầ Hạc lão là Võ Thái Đẩu tiên sinh đã sáng chế ra tuyệt chiêu Ma Phong Ba để phong ấn Đại Ma Vương Pôcôllô vào một chiếc hộp nhỏ nhưng Thái đẩu tiên sinh đã phải đổi lại bằng tính mạng của mình.

Sự trở lại

Bọn Pilaf vô tình thấy chiếc hộp mà năm xưa Thái đẩu tiên sinh đã dùng để nhốt Đại Ma Vương Pôcôllô, sẵn tính tò mò, Pilaf mở phong ấn và Đại Ma Vương Pôcôllô được giải thoát

Sau khi được Pilaf vô tình cứu thoát, Đại Ma Vương Piccolo đã tìm rồng thần ước có lại tuổi xuân và xưng vương lần nữa. Trong lúc đó Gôku đã được tiên mèo Karin cho uống nước thần Siêu Thần Thủy, kết quả là Gôku mạnh lên gấp nhiều lần. Trong trận chiến sinh tử với Gôku, Đại Ma Vương Pôcôllô đã bị giết chết nhưng trước khi chết hắn đã nôn ra một quả trứng có chứa tề bào phòng bị của mình để đầu thai một lần nữa.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Thên Xin Hăng [Tien Shinhan]

Thên Xin Hăng (Nhật: 天津飯 phiên âm: Thiên Tân Phạn, Tenshinhan) là một trong những nhân vật chính của bộ truyện.

Xuất thân

Thên Xin Hăng là học trò của Hạc Môn Phái và sư phụ là Hạc Lão Tiên Sinh. Là anh trai của Chan-xư  (Chiaotzu). Cả cậu và Chan-xư đều do Hạc lão nuôi từ bé. Cậu đã được Hạc lão huấn luyện để trở thành sát thủ nên đầu bộ truyện cậu là một con người lạnh lùng và vô cảm. Nhưng sau này cậu được Gôku và Lão rùa Kamê cảm hoá và Xin Hăng trở thành một đồng minh tích cực của nhóm Gôku.

Tien Shinhan (hay còn gọi là Tien) với chiều cao 6’1″ (733 tuổi), đầu cạo trọc theo đặc tính của Thiếu Lâm, đặc biệt anh có tới 3 con mắt, khác xa với người thường là một nhân vật đã được giới thiệu gần cuối của tập 13 trong Anime. Ban đầu có tính cách lạnh lùng và kiêu ngạo, với suy nghĩ luôn muốn chiến thắng tất cả. Nhưng cuối cùng thần Rùa và Goku đã giúp đỡ anh nhận ra được đâu mới là người thầy thực sự, từ đó anh đi theo thần Rùa để học hỏi võ công và trở thành bạn của Goku.

TienShinhan.gif

Thên vs Yamcha

Thên là học trò của Master Shen (Thần Cò), bạn đồng môn và rất thân thiết với anh đó là Chiaotzu (Chan Xư). Thên mở màn những trận đánh của mình là trận đấu với Yamcha, Thên đã thi triển rất nhiều những tuyệt chiêu lợi hại và lạ mắt đặc biệt là Thái Dương Hạ San (Hay còn gọi là mặt trời xuống núi). Sau đó anh gặp Jacky Chun, chính là Roshi (Thần Rùa) giả danh, Thên đã dễ dàng thi triển theo được đòn nội công thượng thừa Kamehameha làm các nhân vật vô cùng ngạc nhiên. Cuối cùng Thần Rùa muốn Thên đụng độ với Goku nên đã giả vờ chịu thua. Cuối cùng Thên đã đụng độ Goku, mặt vì muốn thử sức của Goku, mặt vì muốn trả thù cho Tàu Pảy Pảy là em của Thần Cò, là một tên sát thủ đã từng bị Goku giết. Trong trận đấu này Thên đã nhận ra được bộ mặt gian ác của thần Cò khi xúi giục Thên làm những tiểu xảo đi ngược lại với khí khái con nhà võ, bởi vậy anh đã không theo Thần Cò nữa. Trở lại với trận đấu giữa Goku vs Thên, đây là một trận đấu cân tài cân sức, mặc dù Goku có nhỉn hơn Thên một chút, nhưng phải công nhận rằng đây là trận đấu hay nhất của toàn đại hội võ thuật lần 21. Bộ truyện bắt đầu sau đó với một vai trò quan trọng của Thên (cùng với Chan Xư), Thên và các bạn đã cùng nhau chiến đấu và hi sinh để bảo vệ hòa bình cho trái đất trước những thế lực tà ác trong vũ trụ như Frieza, Xên, Bubu…

Sau đây là tất cả những chiêu thức mà Thên đã sử dụng trong Dragonball: Ki Blast – một dạng chuẩn nhất của chiêu thức sóng năng lượng, hay còn gọi là xoắn ốc. Flight Khinh công, là kỹ thuật cao cấp, được sử dụng lần đầu tiên bởi Thên và Chiaotzu (Chan Xư), sau này được phổ biến rộng rãi trong Dragonball. Mimicry Copy chiêu thức, cả Thên và Chiaotzu đều biết cách sử dụng, chỉ cần xem đối phương ra đồn và ngay sau đó có thể thi triển lại chiêu thức đó, ở đại hội võ thuật lần 21, Thên đã dùng để copy chiêu camehameha của sư phụ Roshi. Dodon Ray Nhất dương chỉ, là độc chiêu của thần Cò (Master Sheng). Dồn nội lực vào một đầu ngón tay để tấn công đối phương từ xa, là một trong những chiêu thức rất lợi hại Eye Laser Chiêu thức sử dụng con mắt thứ 3 của Thên, được sử dụng ở đại hội võ thuật lần thứ 23, để đánh Goku. Rapid Velocity Technique Chiêu thức di chuyển tay, rất nhanh, có thể tung nhiều cú đấm lên mình đối phương trong vòng 1s, chỉ có những cao thủ mới có thể đếm được là Thên đã tung cả thảy bao nhiêu cú đấm, được dùng trong đại hội võ thuật lần thứ 23, cũng dùng để đánh Goku. Kamehameha Chiêu thức này chắc không còn xa lạ, đòn nội công Kame, được sáng tạo và phát triền bởi Thần Rùa. Kiai Đòn thế Thên dùng để chống lại Tao Pai Pai (Tàu pảy pảy) ở đại hội võ thuật lần thứ 22. Tri-beam Chiêu thức khép hay bàn tay đối nhau, tạo thành một hình thoi chóp, lấy khoảng hở giữa hai bàn tay để ngắm đối phương và dồn năng lượng vào đó, đây là chiêu thức mạnh nhất của Thên Ki Blast Cannon Chiêu thức sóng đôi, dùng để đánh lại Goku ở đại hổi võ thuật lần 23. Evil Containment Wave Chiêu thức được Thên phát triển từ thần Rùa và thần Cò để chống lại Picolo. Neo Tri-Beam Là phiên bản cải tiến của đòn nội công Tri Beam, dùng năng lượng nhiều hơn, nhưng lại có sức công phá kinh khủng hơn. Phát huy công phá tăng gấp 3 lần. Multi-Form Phân thân, Thên có khả năng phân thân thành 4 bản thể khác nhau, mặc dù sức mạnh có thể bị sẻ làm 4, và nguy hiểm khi gặp những đối thủ mạnh nhưng là nỗi khiếp sợ cho những ai yếu tim. Được dùng đánh Goku ở đại hội võ thuật 22nd. Four Witches Technique Chiêu thức mọc thêm những cánh tay từ lưng và vai, dùng ở đại hội võ thuật 22nd. Solar Flare Thái Dương Hạ san, là chiêu thức mặt trời xuống núi, làm chói mắt đối phương trong một khoảng thời gian ngắn. Học được từ Master Sheng, được dùng để đánh lại Jacky Chun (Thần rùa cải trang) ở đại hội võ thuật lần thứ 22. After Image Technique Là chiêu thức ảnh ảo, làm đối phương khi giáp chiến với mình nhầm tưởng là mình vẫn ở tại một chỗ, nhưng thực ra đã đi rất xa. Volleyball Attack Chiêu thức Suky, dùng để đánh Goku ở đại hội võ thuật 22nd. Telepathy Thần giao cách cảm, có thể nói chuyện với những người ở cách xa nhau rất xa.

Bản thân

Anh là đối thủ nặng ký của Sôngôku. Anh có nhiều tuyệt chiêu sát thủ như Thái dương hạ san, Khí công pháo, tứ thân quyền. Chính chiêu Khí công pháo của anh đã làm cho Goku không đoạt được chức vô địch trong lần thượng đài thứ hai. Anh là một người mẫu mực, trung thực (nhất là ở lúc trên võ đài)

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Sôn Gôhan[Son Gohan]

Sôn Gôhan (Nhật: 孫悟飯 phiên âm: Tôn Ngộ Phạn, Son Gohan) là con trai đầu tiên của Goku và Chi-Chi, anh trai của Sôn Gôtên, và nửa đầu tiên giống Saiyan. Cậu được đặt tên theo tên của ông nuôi Gôku (Đại thánh Sôn Gôhan).

Gôhan là một trí tuệ nhút nhát và hiếu học, và như một đứa trẻ thiếu tinh thần chiến đấu Saiyan. Cậu đã phải sử dụng một nửa lạ thường của cậu – giống dự trữ  Saiyan tiềm năng và cảm xúc để bảo vệ những người anh yêu thương, trở thành một trong những quyền lực nhất Z Fighters.

*Đây cũng là nhân vật tôi dành nhiều tình cảm nhất trong cả bộ truyện 🙂 Hình ảnh Gôhan hồi bé thật đáng yêu và khi trưởng thành thì thật manly và cường tráng. Tập truyện làm tôi thực sự ấn tượng và tôi đã khóc khi đọc nó là tập 46 – Sôn Gô Han nổi giận. Trái tim tôi như kìm nén lại khi Gôhan chứng kiến bố và những người bạn bị Xên và lũ bọ đánh và rồi khi Gôhan thực sự nổi giận, giết hếtlũ bọ và đánh bại Xên, tôi đã vỡ òa khi đọc đoạn này… Và rồi khi Gôku hi sinh bản thân để cứu thế giới, nước mắt cứ thế tuôn rơi, quả là 1 bản anh hùng ca tuyệt đẹp về hai cha con Gôku Gôhan 🙂

Bản thân

Gôhan lúc nhỏ rất là mít ướt, đụng đâu khóc đó, nhưng sau khi Gôku và Ra Đíc chết, Pôcôllô đã huấn luyện cho Gôhan một cách nghiêm khác và sau đó 1 năm, Gôhan đã trở thành một cậu bé rắn rỏi

Khi chiến đấu với Xên Bọ Hung, Gôhan và bố đã vào căn phòng thời gian của thượng đế 3 năm và đã tu thành Siêu Xayda

Lớn lên, cậu đã nhờ Bunma thiết kế cho một bộ đồ để hành hiệp với cái biệt hiệu Hiệp sĩ Xayda. Nhưng không may cho cậu là Biđen, Con gái ông Santa đầu xù lại biết được bí mật của cậu và bắt cậu tham gia đại hội võ thuật nếu muốn giữ bí mật.

Đại hội võ thuật lần đó Biđen cũng tham gia và Gôhan đã huấn luyện cho Biđen. Từ đó họ bắt đầu có tình cảm và đã lấy nhau. Sau này họ có một đứa con gái là Bản cô nương

SonGohan.gif

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Sôn Gôtên [Son Goten]

Sôn Gôtên (Nhật: 孫悟天 phiên âm: Tôn Ngộ Thiên, Son Goten) là con thứ hai và cuối cùng của Gôku và công chúa của Giuma đầu bò tên là Chi-Chi.

Bản thân

Sôn Gôtên rất giống Sôn Gôku lúc bé. Gôtên rất ham học võ ngay từ lúc bé và tu thành siêu Xayda chỉ trong 3 tháng. Từ bé, Gôtên rất chơi thân với Ca Lích, con trai Ca Đíc và lúc nào cả hai cũng luyện võ chung.

Sau này, Gôtên và Ca Lích đã tập thành công phép Lưỡng Long Nhất Thể và cả hai kết hợp thành Lích-Tên và được Pôcôllô huấn luyện và đạt được tới cấp Siêu Xayda cấp 3.

SonGoten.gif

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Ca Lích [Trunks]

Ca Lích (Nhật: トランクス Torankusu, Đặc Lan Khắc Tư) là con trai đầu của CaĐíc và Bunma. Trong tiếng Anh Dubs của Budokai và loạt Budokai Tenkaichi video game, Ca Lích được gọi là Kid Trunks, để phân biệt với các đối tác trong tương lai của mình thay thế.

Bản thân

Ca Lích có mái tóc của mẹ mình và màu mắt (màu tím và màu xanh, tương ứng), mặc dù sau này có hình dạng giống như cha mình, như là một di sản của ông nội, tóc và đôi mắt của ông lần lượt tóc vàng và học sinh (ít) màu xanh lá cây khi Ca Lích trở thành một siêu Saiyan. Tương lai Ca Lích đeo khởi động vàng, quần đen, một áo sơ mi đen tay dài, và một áo chàm Capsule Corporation. (Mặc dù áo của mình là một màu xanh nhạt trong bộ phim “Lịch sử của Trunks”) Ca Lích cũng mặc quần áo giống hệt. Cha mình, một làn da màu xanh, găng tay trắng, giày trắng với lời khuyên vàng, và Saiyan Armor. Anh là Saiyan chỉ nam trong chuỗi không có mái tóc đen hoặc nâu. Điều này đúng cho cả hiện tại và tương lai Ca Lích. Sau này, Gôtên và Ca Lích đã tập thành công phép Lưỡng Long Nhất Thể và cả hai kết hợp thành Lích-Tên và được Pôcôllô huấn luyện và đạt được tới cấp Siêu Xayda cấp 3.

Cá tính

Ca Lích lúc đầu tiên cũng có sự nghi ngờ của anh về Gôku, người mà anh tin rằng ban đầu là không mạnh như cha anh. Sau đó Ca Lích không được tôn trọng nhiều hơn cho Gôku sau khi nhìn thấy Gôku Siêu Saiyan Cấp 3 quyền lực trong hành động. Mặc dù vậy, Ca Lích vẫn còn giữ lại một bản chất tuổi thơ ngọt là tốt, và khi anh lên cho đến khi chín Dragon Ball GT, từ từ bắt đầu hành động giống như đối tác trong tương lai của anh đã thay thế.

Trunks.gif

+++++++++++++++++++++++++++++++++
ChiChi [Chi-Chi]

Chi-Chi (Nhật: チチ Chichi, Kì Kì) là vợ của Sôn GôKu.

Tiểu sử

ChiChi là con gái của đại vương giuma đầu bò, người từng giết hại rất nhiều người để bảo vệ kho báu của mình, cho đến khi đại vương giuma biết được lỗi lầm của mình và nhờ Sôn Gô Ku đi tìm giúp ChiChi (đang bị lạc). Thế là trong lúc bay trên Cân Đẩu Vân với Chichi, Sôn Gô Ku vô tình hứa hôn với cô (tất nhiên là anh không biết gì về chuyện này).

Chichi.gif

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Quy lão Kamê [Master Roshi]

Quy lão Kamê (Nhật: 武天老師 phiên âm: Vũ Thiên Lão Sư, Muten Roshi) là người thầy đầu tiên của Goku và dạy cậu Kamêjôkô.

Tên gọi

Tên của ông được bắt nguồn từ Nhật 老师 và dịch qua tiếng Trung là lǎoshī. Ông còn được biết đến với tên gọi là Vũ Thiên Lão Sư, Quy lão tiên sinh hoặc Thần rùa. Cái tên Jakie Chun (được ông dùng trong Đại hội võ thuật) bắt nguồn từ tên của Jakie Chan.

Tuổi trẻ

Tuổi trẻ của ông được biết qua một vài sự kiện như trèo lên tháp Karin tu luyện, cùng sư phụ Thái đẩu và sư đệ Hạc lão chiến đấu sinh tử với Piccolo Daimao.

Bản thân

Quy lão ít xuất hiện ngoài xã hội. Ông chỉ cùng vật nuôi là Rùa con ở trong Kame House trên một hòn đảo nhỏ. Ông rất hiếm khi nhận đệ tử, trường hợp của nhóm bạn Goku là các trường hợp ngoại lệ. Ông cũng rất quan tâm đến học trò của mình. Để không muốn học trò ra vẻ ta đây mà thay vào là tập luyện để càng mạnh thêm, ông đã tham gia đại hội võ thuật với một diện mạo và cái tên cực mới, Jakie Chun. Ông cũng có bản chất mê gái (Bunma và Lý Tiểu Nương là ví dụ).

Quy lão tuy già nhưng tính vẫn có nét gì đó trẻ thơ. Ông rất thích đọc truyện tranh Đôrêmon. Trong một lần tham gia đại hội võ thuật, đối thủ của ông đã dụ sự chú ý của ông bằng tập truyện tranh này.

<Logo môn phái Kame trên áo võ sinh>

Phần 2: Saiyan – Xayda và Siêu Xayda

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Đíc-Ku [Gogeta hay Vegito]

Gogeta [Gojita]

Gogeta (Nhật: ゴジータ Gojīta) Hợp thể của Ca Đíc và Gôku khi sử dụng Dance Fusion. Gogeta mang giọng nói kép có chứa cả Goku và Cađíc. Lần đầu tiên Gogeta xuất hiện là trong Movie DBZ Fusion Reborn chiến đấu với Janemba. Lần đầu tiên kết hợp, do Cađíc chưa để ngón tay thẳng tắp vào tay Goku nên lần kết hợp đó thất bại. Bản kết hợp chưa hoàn chỉnh của họ là Veku. Trong DBGT, Gogeta Siêu Saiyan cấp 4 đã áp đảo Omega Shenron.

Vegito [Bejitto]

Vegito (Nhật: ベジット Bejitto) Hợp thể Ca Đíc và Gôku khi sử dụng bông tai Potara. Vegito mang giọng nói kép có chứa cả Goku và Cađíc. Vegito được xuất hiện đầu tiên và duy nhất trong DBZ trận chiến với Kid Bư. Vegito mang khuôn mặt của Goku nhiều hơn Cađíc ở dạng bình thường nhưng khi biến thành Siêu Saiyan, Vegito lại có khuôn mặt giống Ca Đíc hơn Goku.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Lích-Tên [Gotenks]

Lích-Tên (Nhật: ゴテンクス Gotenkssu) là hợp thể của Ca Lích và Sôn Gôtên khi sử dụng Fusion Dance. Lích-Tên mang giọng nói kép có chứa cả Goten và Calích. Lích-Tên xuất hiện đầu tiên vào DBZ trận chiến với Kid Bư. Tóc của Lích-Tên có màu đen (Goten) và đằng sau có ánh tím (Calích). Lích-Tên mang tính chất kiêu ngạo của Calích và tính than thở của Goten.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Ra Đíc [Radditz]

Ra Đíc (Nhật: ラディッツ Radditsu) Anh trai ruột của Gôku. Ra Đíc xuất hiện đầu tiên lúc 5 năm sau khi Pôcôllô và Goku đại chiến ở Kame House lúc Bulma, Rùa, Goku và Quy lão đang trò chuyện. Ra Đíc là một người đầy tham vọng, luôn khinh địch, chủ quan trong các trận đấu. Chính vì thế Ra Đíc đã chết trong trận chiến với Gôku và Pôcôllô.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Na Đíc [Nappa]

Na Đíc (Nhật: ナッパ Napan) là một tên Saiyan đầu trọc. Hắn khinh địch và chủ quan giống hệt Ra Đíc. Hắn đã giết Chan-xư, Pôcôllô trong trận chiến khi hắn và Ca Đíc mới đổ bộ. Hắn đã bị Ca Đíc giết chết một cách không thương tiếc. Trong Dragon Ball GT, hắn đã được tiểu đội sát thủ hồi sinh nhằm mục đích thu phục hắn vào tiểu đội. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, hắn lại bị Ca Đíc giết một lần nữa.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Broly [Burori]

Broly (Nhật: ブロリー Burorī) Super Saiyan huyền thoại. Con trai của Paragus. Bản chất vốn hiền lành nhưng Broly lại bị khống chế bởi Vòng Broly. Trong Vòng Broly có một Broly khác là Broly SS Huyền thoại. Sau khi chết bởi Kamêjôkô gia đình của 3 cha con Goku, thân xác của Broly được tiến sĩ Men-Men đem về tạo ra một bản thể hoá học. Đó chính là Bio-Broly

Broly sinh cùng ngày với Kakarotto (Gô Ku), khi mới sinh chỉ số sức mạnh của Broly là 10.000, trong khi đó Gô Ku chỉ là 2, mạnh hơn rất nhiều người Saiyan (Xay-da) khác. Điều đó làm cho vua Vegeta (cha của Vegeta – Ca Đic) lo ngại, vì có thể lớn lên sẽ trở thành mối hiểm họa cho ông ta. Bởi vậy ông giao cho Paragas – cha của Broly nhiệm vụ phải xử tử con trai mình. Nhưng Paragas không đồng ý, vì vậy vua Vegeta đã xử tử cả hai bố con rồi ném ra bãi rác, nhưng cả hai bố con đều chưa chết.

Vì lo sợ huyền thoại về Siêu Xay-da sẽ giành ngôi bá chủ vũ trụ của mình, Freeza (Fide đại đế) đã ra tay hủy diệt hành tinh này. Nhưng nhờ vào sức mạnh của Broly đã tạo nên một vòng bảo vệ đặc biệt, cứu thoát cả hai cha con khi hành tinh Xay-da nổ tung.

Nhưng do bản tính hung ác tàn phá, nên Paragas rất lo sợ đứa con của mình, do vậy ông đã chế tạo ra một thiết bị đặc biệt để kiểm soát bản tính đó của Broly, và dùng Broly để phục vụ cho âm mưu thống lĩnh vũ trụ.

Vẫn còn hận việc xưa nên Paragas đã đến Trái đất để tìm Ca Đic, viện cớ là có một “Siêu Xay-da huyền thoại” đang tàn phá hành tinh ông ta(Paragas gọi đó là “Hành tinh Xay-da mới”) để dụ Ca Đic và tiêu diệt anh ta. Nhưng cuối cùng âm mưu cũng bại lộ. Gô Ku thì được Thần Vũ trụ báo tin là có 1 tên đã phá hủy tất cả hành tinh thuộc dải Ngân hà phía Nam, và đang tiến dần lên dải Ngân hà phía bắc, nên Gô Ku đã đến đúng hành tinh Vegeta để tìm hắn và gặp các đồng đội của mình ở đây. Broly lộ rõ bản tính hung ác của mình khi gặp lại Gô Ku (chắc do ngày xưa Gô Ku khóc quá trời nên hắn bực mình), và Paragas mất kiểm soát hoàn toàn trước Broly, cuối cùng bị chính con trai mình giết (trước khi chết hắn còn nói “Bị chính con trai của mình giết là số phận của người Xay-da sao?”).

Gô Ku và nhóm bạn quả nhiên không phải là đối thủ của Broly, do đó tất cả bị dần cho tơi tả, nhưng cuối cùng nhờ vào sự trợ giúp của Ca Đic, Gô Han, PôCôLô, Ca Lích – Gô Ku cũng tiêu diệt được Broly.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Kakalát [Bardock]

Kakalát (Nhật: バーダック phiên âm: Chi Ngưu bảng, Bādakku) là bố của Gôku và Ra Đíc. Ông là phó chỉ huy của quân đội Saiyan và là chỉ huy cho một băng nhóm đánh thuê gồm có 4 chiến sĩ Saiyan khác là Tora, Fasha, Shugesh và Borgos. Ông đã hi sinh trong trận chiến với đội quân của Fide đại đế (Frieza). Trước khi chết, ông đã mỉm cười tin rằng con trai mình sẽ trả thù cho Saiyan.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Vua Saiyan [King Vegeta]

Vua Saiyan (Nhật: ベジータ王 Bejīta Ō) Bố của Ca Đíc. Vua của chủng tộc Saiyan. Do sợ bị truất ngôi, ông đã từ chối lời đề nghị bảo vệ mang sống Broly của Paragus. Hầu cận của ông là Zorn.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Tora [Toma]

Tora (Nhật: トマ Toma) Là một thành viên của Băng nhóm Kakalát. Tora là người bạn thân nhất của Kakalát. Hai người họ luôn coi nhau như anh em. Trong khi Tora cùng Fasha, Shugesh và Borgos tiêu diệt hành thịt, bốn người họ bị Dodoria phục kích và tiêu diệt. Trước khi ngã xuống, Tora đã nói cho Kakalat về hành động tiêu diệt Saiya của Fide. Tên của Tora là một sự chơi chữ cà chua (tomato).

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Fasha [Celipa]

Fasha (Nhật: セリパ Celipa) Là một thành viên và phụ nữ duy nhất trong Băng nhóm Kakalát. Ở hành tinh Thịt, Fasha cùng Tora, Shugesh, Borgos bị Dodoria phục kích tiêu diệt. Tên của Fasha là chơi chữ của rau mùi tây (parsley).

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Shugesh [Panbukin]

Shugesh (Nhật: Panbukin) là một thành viên trong Băng nhóm Kakalát. Trên mặt của Shugesh có một vết xước nhỏ do bị một người Kanassan cắt trong cuộc chiến giữa hành tinh Kanassan và Băng nhóm Kakalát dưới dạng Khỉ đột khổng lồ. Ở hành tinh ăn thịt, Shugesh cùng các thành viên còn lại của Băng nhóm Kakalát bị Dodoria phục kích tiêu diệt. Tên của Shugesh là chơi chữ của bí ngô (pumpkin).

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Tarble [Taburu]

Tarble (Nhật: ターブル Tāburu) Em trai ruột của Ca Đíc. Có vợ tên là Gure. Lúc nhỏ do Tarble có sức chiến đấu quá ít nên Vua Saiyan đã gửi Tarble đến một hành tinh khác. Sau này, hành tinh của Tarble và Gure bị 2 anh em Abo và Cado xâm chiếm.

< Tarble và 2 anh em Abo và Cado>

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Turles [Taresu]

Turles (Nhật: ターレス Tāresu, Tullece) Một Saiyan giống hệt Goku. Xuất hiện trong The Tree of Might. Trong Movie, Turles có ý định thu phục cha con Goku làm tay chân đắc lực.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Onio [N/A]

Onio (Nhật: オニオ N/A) Một Saiyan dưới trướng Kuriza, con trai Fide. Khuôn mặt của Onio được lấy từ nhân vật trong Manga Dragon Ball là Supaman xí muội.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Quái vật Saiba [Saibamen]

Quái vật Saiba (Nhật: 栽培マン Cyberman, Cultivars) Thuộc hạ của tất cả người Saiyan. Saiba được sử dụng thay cho chủ trong những trận chiến nhàm chán.

Phần 3: Namek

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Namek vô danh [Nameless Namek]

Namek vô danh (Nhật: 名も無きNamek Nameless Namek) là bản thể thống nhất trước đây của Piccolo Daimao (bản ác) và Thượng đế Kami (bản thiện).

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Thượng đế Kami [Kami-Sama]

Thượng đế Kami (Nhật: 聖神 phiên âm: Thánh thần, Kami-Sama) Thượng đế Kami vốn là một bản thể hợp nhất với Pôcôllô. Thượng đế là nửa thiện, Pôcôllô là nửa ác. Trước đây Thượng đế cũng biết sự tồn tại của vị Thượng đế trước nên cũng lên tầng mây thứ chín như  Gôku. Để được nối ngôi vị Thượng đế cũ, Thượng đế Kami đã tống cái ác trong cơ thể mình (tức Pôcôllô) để được lên ngôi.


+++++++++++++++++++++++++++++++++
Ốc tiêu [Dende]

Ốc tiêu (Nhật: デンデ 登迪, phiên âm: Đăng Địch) Một cậu bé ở hành tinh Namek. Là bạn của Krillin và Gôhan. Cậu bé đã giúp Krillin và Gôhan khá nhiều trong việc truy tìm Ngọc rồng thần Namek (lúc chiến đấu với Fide đại đế). Sau này Ốc Tiêu được nối ngôi Thượng Đế.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Quốc vương Namek [Guru]

Quốc vương Namek (Nhật: 大长老 phiên âm: Đại Trưởng Lão, Saichoro) là người sinh ra toàn bộ dân Namek và Rồng Namek. Do tuổi già sức yếu, ông đã nhường ngôi lại cho ông Muri rồi qua đời.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Nêru [Nail]

Nêru (Nhật: ネイル Neiru, Nail) Hầu cận của Quốc vương Namek.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Katas [Katattsu]

Katas (Nhật: 海抜 Katattsu) Một trong những Namek đến địa cầu tá túc. Cha của Thượng đế Kami.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Muri [Moori]

Muri (Nhật: ムリ Moori) Tân quốc vương của Namek. Được Quốc Vương nhường ngôi sau khi qua đời.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Cagô [Cargo]

Cagô (Nhật: 貨物 Cargo) Anh em với Ốc tiêu. Bị Dodoria sát hại trong Manga Vol 22.

<Cagô và Ốc tiêu>

Phần 4: Fide

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Fide [Frieza]

Fide (Nhật: フリーザ Furīza) Là kẻ thù không đội trời chung với người Saiyan. Hắn đã giết tất cả các người dân ở Saiyan và Kakalát cũng chết dưới tay hắn.

Trợ giúp cho Fide là tiểu đội sát thủ (Special Ginyu Force). Sau khi chết, Fide lại được hồi sinh xuất hiện cùng bố nhưng chỉ rất ngắn, sau đó cả hai bị tiêu diệt bởi Ca Lích.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Vua Cold [King Cold]

Vua Cold (Nhật: コルド大王 Korudo Daiō) Cha của Fide. Bị diết dưới tay Ca Lích Tương lai


+++++++++++++++++++++++++++++++++
Kuriza [Kuuriza]

Kuriza (Nhật: クリザ Kūriza) Con trai của Fide. Chỉ huy của Saiyan Onio. Xuất hiện trong Neko Majin Z.


+++++++++++++++++++++++++++++++++
Cooler [Kura]

Cooler (Nhật: クウラ Kūra) Anh trai của Fide. Xuất hiện trong 2 tập phim DBZ là Cooler’s Revenge, Return Cooler.

Phần 5: Makyan

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Garlic [Gaarikku]

Garlic (Nhật: ガーリック) Người cùng tranh giành chức thượng đế với Thượng đế Kami. Bị thua cuộc, Garlic kêu gọi năng lực hắc ám toàn bộ trái đất nhưng hắn đã bị Thượng đế Kami phong ấn.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Garlic Jr. [Gaarikku Jyunia]

Garlic Jr. (Nhật: ガーリックJr.) Con trai của Garlic. Trong Movie Dead Zone, hắn đã gọi rồng thiêng ban cho mình cuộc sống vĩnh cửu. Lúc chiến đấu với nhóm Goku, hắn đã sử dụng tuyệt chiêu để giam nhóm Goku vào địa ngục sâu thẳm nhưng kẻ dính đòn lại là hắn.

Phần 6: Con người

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Yamcha [Yam-Cha]

Yamcha (Nhật: ヤムチャ Yamucha) Yamcha trước đây vốn là trùm cướp bóc nhưng lại chuyên gia nhát gái, để chữa cái bệnh ấy, anh đã theo Bunma, Gôku, Urôn đi tìm ngọc để cướp điều ước. Sau này anh không làm cướp nữa, trở thành bạn tốt của nhóm Gôku và được Quy Lão Kamê nhận làm đệ tử.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Chan-xư [Chiaotzu]

Chan-Xư (Nhật: 餃子 phiên âm: Giáo Tử, Chaozu) Em trai của Thên Xin Hăng. Chanxư nổi bật với khuôn mặt tròn và hai dấu tròn đỏ hai bên má. Chan-xư là một người thành thạo về môn Siêu nhiên lực và Thôi miên nhưng lại siêu ngu về Toán.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Lý Tiểu Nương [Launch]

Lý Tiểu Nương (Nhật: ランチ Ranchi) Một cô gái có đặc điểm lạ là sau khi hắt xì, tính cách lại thay đổi từ một cô gái hiền dịu trở thành một gangster. Đầu bộ truyện khi Launch trở thành nữ tặc thì nhóm bạn Gôku khốn đốn cực kỳ. Sau này lúc biến này nữ tặc thì tính cách hiền hơn nhưng hành động thì còn tuỳ tiện (nã súng lung tung, có cướp bóc,…). Sau này cô và Thên Xin Hăng cưới nhau.

Phần 7: Nhân vật phụ

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Thần vũ trụ [King Kai]

Thần vũ trụ (Nhật: 界王 phiên âm: Giới Vương, Kita no Kaiō) Là vị thần đứng đầu toàn vũ trụ. Ông là một người vui tính và thích chơi chữ. Ông luôn xích mính với Thần Bắc Đẩu. Thần vũ trụ ở cuối con đường rắn đi từ âm phủ (dài 1 trăm nghìn km). Để được Thần vũ trụ nhận làm đệ tử, Gôku đã phải rất cực khổ mới gặp được Thần vũ trụ. Sau này để tiêu diệt được Xên Bọ Hung, Gôku đã dịch chuyển Xên tới chỗ Thần vũ trụ và thế là nơi ở của Thần vũ trụ bị nổ tan tành.


+++++++++++++++++++++++++++++++++
Ma Bư [Majin Buu]

Ma Bư Mập [Fat Buu]

Ma Bư Mập (Nhật: 魔人ブウ(善) Fat Boo) Bản Ma Bư  (má bự) đầu tiên trong Dragon Ball. Ma Bư Mập được tạo ra bởi thuật sĩ điều ác Bibiđây. Ma Bư Mập luôn vui tươi, cười nói, ngây thơ như một trẻ em. Nguyên nhân do tác giả, Bibiđây đã cho vào bộ não của Bư  “Giết người là trên hết” nên Bư đã tàn sát người dân một cách vô tư như một trò chơi. Nhờ Santa và Cún con cảm hoá, Bư đã cải tà quy chính. Trong Baby Saga, Bư và Ưb kết hợp và Majuub được sinh ra.

Ma Bư Còm [Evil Buu]

Ma Bư Còm (Nhật: 魔人ブウ(純粋悪) Evil Boo) Ma Bư Còm từ từ hình thành trong cơ thể Ma Bư Mập. Ma Bư Còm được hình thành bởi cái ác của Ma Bư Mập. Lúc Santa và Cún cho bị bắn, mức độ khí ác trong Ma Bư Mập lên tới cực điểm, và Ma Bư Ốm được phóng thích. Sau một hồi đấu với Ma Bư Mập, Ma Bư Còm lừa Ma Bư Mập vào bẫy và biến Ma Bư Mập thành Sôcôla. Ma Bư Ốm đã ăn miếng Sôcôla đó và tiến hoá thành Kid Bư.

Super Bư [Super Buu]

Super Buu (Nhật: 魔人ブウ(悪) Super Boo) Tiến hoá từ Ma Bư Còm. Lúc chiến đấu với Pôcôllô, Lích-Tên và Gohan, Super Buu đã nuốt họ vào cơ thể nhằm nâng cao sức mạnh. Lúc chiến đấu với Goku và Ca Đíc, Ma Bư Còm bị Ma Bư Mập làm náo động bên trong cơ thể. Và do không chịu đựng nổi, Super Buu Bư đã nôn ra Ma Bư Mập. Và đó từ Super Bư suy giảm thành Kid Bư.

 

Kid Bư [Kid Buu]

Kid Bư (Nhật: 魔人ブウ(純粋) Kid Boo) Suy giảm từ Super Bư do Ca Đíc rút Ma Bư Mập khỏi cơ thể. Cuối trận chiến, Goku đã xin cụ tổ Kaio cho Ma Bư Còm đầu thai kiếp khác là một người lương thiện để trả giá cho hành vi tội ác của hắn. Và đầu thai đó chính là Ưb.

Ưb-Còm [Uub]

Ưb-Còm (Nhật: ウーブ Ūbu) Là Kid Bư được đầu thai kiếp khác. Được Gôku nhận làm đồ đệ và đặt cho tên khác là Sôn Gôbư. Sau đó Gôku dắt Ưb lên tầng mây thứ chín tu luyện (Trong Vol.58 “Khúc ca khải hoàn”). Trong Baby Saga, Ưb và Ma Bư Mập đã kết hợp, và Majuub được sinh ra.

Majuub [Super Uub]

Majuub (Nhật: スーパーウーブ Super Uub) Hợp thể của Ma Bư Mập và Ưb trong Baby Saga DBGT. Majuub đã góp công lớn trong trận chiến với Baby và các trận chiến khác trong toàn Dragon Ball GT. Majuub không khác lắm với Ưb. Chỉ khác mái tóc chỏm hơn và bộ áo quần của Ma Bư Mập.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Bản cô nương [Pan]

Bản cô nương (Nhật: パン Pan) Là cháu gái của Gôku. Bản cô nương là con gái của người Saiyan lai đầu tiên xuất hiện trong loạt, Gôhan, và con người vợ Biđen. Trong Dragon Ball GT, Bản cô nương được gọi bằng một cái tên khác là Pan.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Giru [Giruu]

Giru (Nhật: ギル Giru) Là con Robot của Bản cô nương. Cũng là một tác phẩm của tiến sĩ Myu.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Tabion [Tapion]

Tabion (Nhật: タピオン Tapion) Một người Konatsian. Xuất hiện trong Warth the Dragon. Cậu luôn trang bị thanh kiếm của Thiên Chúa. Sau này thanh kiếm của cậu được chuyển cho Ca Lích. Mái tóc của cậu màu ánh đỏ và giống Kaiô. Em cậu là Minotia đã hi sinh trong trận chiến với Hirudegarn. Tên của cậu là sự chơi chữ cuả khoai mì (tapioca).

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Urôn Hảo ngọt [Oolong]

Urôn Hảo ngọt (Nhật: ウーロン Ūron) Là một con heo có phép biến hình, được Gôku thu phục trên đường đi tìm ngọc rồng. Lúc ở lớp học Urôn chuyên gia ăn trộm kẹo và Urôn cực kỳ nghiện kẹo nên mới có biệt danh Hảo ngọt. Urôn luôn làm phiền nhóm bạn Gôku nhưng đôi lúc lại rất có ích.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Buaru [Puar]

Buaru (Nhật: プーアル Pūaru) Là con mèo của Yamcha. Buaru cũng có phép biến hình như Urôn và cũng là bạn cùng lớp lúc xưa. Lúc ở lớp học Buaru nổi tiếng là chuyên gia đái dầm.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Tiên mèo Karin [Ka-rin]

Tiên mèo Karin (Nhật: カリン Korin) Là một huyền thoại sống khoảng hơn 800 tuổi. Karin đã giúp Sôn Gôku rất nhiều lần đặc biệt là lúc Gôku chiến đấu với Tàu Pảy Pảy, Karin đã cho Gôku uống Siêu Thánh Thuỷ và Lúc Gôku Chiến đấu với Pôcôllô, Karin đã cho Gôku uống Siêu Thần Thuỷ.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Mr.Pôpô [Mr.Popo]

Mr.Pôpô (Nhật: ミスター・ポポ Misutā Popo) Là hầu cận của Thượng đế và là hầu cận sau này của Ốc tiêu. Mr.Pôpô do có da đen thui nên mọi người thường gọi là “Ông lọ nghẹ”

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Hạc lão tiên sinh [Master Shen]

Hạc lão tiên sinh (Nhật: 鶴仙人 phiên âm: Hạc Tiên Nhân, Tsurusennin) Là đệ tử của Võ Thái Đấu tiên sinh và là sư đệ của Quy Lão Kamê. Hạc lão nuôi Thên Xin Hăng và Chan-xư từ bé và dẫn dắt cả hai anh em Thên vào con đường sát thủ của lão. Hạc Lão là đại ca của Sát thủ Tàu Pảy Pảy.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Bác học Kôrê [Dr.Gero]

Bác học Kôrê (Nhật: げろ Jinzōningen Nijugō) Một thành viên trong Red Ribbon. Là một Robo bác học chuyên sản xuất người máy sinh học. Là cha đẻ của Pic, Poc, #19 và Xên Bọ Hung. Bị nhóm Goku tiêu diệt trong Manga. Trong DBGT, lão được sống lại và cùng tiến sĩ Myu và cùng tạo ra Super Pic.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Tiến sĩ Myu [Dr.Myu]

Tiến sĩ Myu (Nhật: 博士ミュウ Dr.Myuu) Một robo tiến sỹ chuyên sản xuất người máy sinh học. Trong DBGT, hắn cùng Kore tạo ra Super Pic.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Tàu Pảy Pảy [Tao Pai Pai]

Tàu Pảy Pảy (Nhật: 桃白白 phiên âm: Đào Bạch Bạch, Taopaipai) Em trai của Hạc lão tiên sinh. Tàu Pảy Pảy là đệ nhất sát thủ nổi tiếng với hơn 20 năm làm nghề đâm thuê giết mướn. Trước đây Pảy Pảy bị Gôku đánh trọng thương, sau này Pảy Pảy phẫu thuật chỉnh hình để trả thủ Gôku và Xin Hăng thì lại bị Xin Hăng đánh trọng thương lần nữa.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Bố con Upa & Bora [Announced the Upa and Polar]

Bố con Upa và Bora (Nhật: UPA & ボラ Upa and Polar) Là hai bố con thổ dân sống ở dưới tháp Karin có nhiệm vụ bảo vệ thánh địa ở đó. Bố Upa đã từng bị Tàu Pảy Pảy giết chết nhưng đã được rồng thiêng hồi sinh.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Giuma đầu bò [Ox King]

Giuma đầu bò (Nhật: 牛魔王 phiên âm: Ngưu Ma Vương, Gyūmaō) Là một người đã từng giết hại nhiều sinh linh để bảo vệ kho báu. Ông là bố của Chichi. Trước đây ông cũng là học trò của Quy lão Kamê và là sư huynh đệ của Sôn Gôhan (ông nội).

+++++++++++++++++++++++++++++++++
“Đại thánh” Sôn Gôhan [Grandpa Gohan]

“Đại thánh” Sôn Gôhan (Nhật: 大神孫悟飯 phiên âm: Đại Thánh Tôn Ngộ Phạn, Son Gohan) Ông đã nhặt được Gôku bị bỏ trong rừng nên đã nhận về nuôi. Lúc đầu, Gôku dữ dội, phá phách lung tung. Trong một ngày, Gôku bị va đầu vào đá nên quên hết những gì ở Saiyan. Chính cậu đã dẫm chết người ông đã nuôi mình khôn lớn theo đặc điểm của người Xayda. Sau nay Sôn Gôhan được bà thầy bói Baba nhận làm người của bà trong 1 ngày với cái tên Thỏ đầu bạc. Ông (Sôn Gôhan) cũng là một học trò của Quy Lão Kamê

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Piláp[Pilaf]

Piláp (Nhật: ピラフ Pirafu) Một kẻ nuôi ý chí làm bá chủ trái đất. Piláp và đồng bọn luôn tìm cách tiêu diệt Gôku nhưng lần nào cũng bị Gôku dần cho một trận tơi tả. Trong GT, Pilaf đã ước Rồng Sao Đen cho Gôku teo nhỏ.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Poc [Android #18]

Poc (Nhật: 人造人间18号 Jinzōningen Ju Hachi Go) là một người máy sinh học mạnh mẽ cùng với anh trai mình, Pic. Sau khi được sinh ra bởi nhà bác học Kôrê, cô đi cùng Pic và Robot King Kong (Android #16) để giết Gôku, mặc dù họ đang bị gián đoạn bởi Xên Bọ Hung và Z Fighters nhiều lần. Cô và Pic cuối cùng bị hấp thụ bởi Xên Bọ Hung, nhưng sau đó một đòn cứng từ Gôhan vào Xên đã buộc Xên nôn ra cô. Mặc dù Krillin không thể muốn cho mình được biến thành một, con người anh ta có thể tự mình thiết bị huỷ bỏ. Krillin sau này theo đuổi Poc. Họ kết hôn và có một con gái tên là Marôn. Cô được lồng tiếng bởi Miki Itō tại Nhật Bản, Enuka Okuma trong dub Ocean Group và Meredith McCoy trong Funimation dub

+++++++++++++++++++++++++++++++++
King Kong [Android #16]

King Kong (Nhật: 人造人間16号 Jinzōningen Jū Roku) Một tác phẩm khác của Korê. Anh em của Pic và Poc. King Kong tham gia và hi sinh trong trận chiến với Xên Bọ Hung.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Pic [Android #17]

Pic (Nhật: 人造人間17号 Jinzōningen Jū Nana) Cũng là tác phẩm của nhà bác học Kôrê như Poc. Pic là một tên Rôbốt sát thủ chuyên nghiệp làm việc cho tiến sĩ Myu. Trong Dragon Ball GT, chính hắn đã hạ sát Krillin. Tuy vậy, Super 17 lại có phần lương thiện trong cơ thể

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Santa đầu xù Mr. Satan]

Santa đầu xù (Nhật: 氏サタン Hercule) Là một người tham lam và háo danh. Tính cách khó ưa của ông ngay cả Biđen (con gái ông) cũng ghét cay ghét đắng. Trong lần tiêu diệt Xên Bọ Hung và Ma bư, công thuộc về Gôku, Gôhan và Ca Đíc nhưng lão ta lại cho rằng mình làm (do Santa từng vô địch đại hội võ thuật nên mọi người đều tin những lời lươn lẹo xảo trá của lão). Sau này lão trở thành sui gia với Sôn Gôku

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Biđen [Videl]

Biđen (Nhật: ビーデル Bīderu) Là con gái của Santa đầu xù và là vợ của Sôn Gôhan. Họ có một con gái là Pen. Trong GT, Hiệp sĩ Saiya không còn là Gohan mà là Biđen

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Yajirô [Yajirobe]

Yajirô (Nhật: ヤジロベー Yajirobē) Bản thân của Yajirô cũng như Yaiba của Aoyama Gosho, là một Samurai sống trong rừng từ bé. Yajirô có giọng nói khá giống Krillin và tham ăn giống Gôku. Sau này Yajirô lên tháp Karin đi theo tiên mèo.

Phần 8: Quái vật

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Baby [Bebi]

Baby (Nhật: ベビー Bebi) Một tác phẩm của Myu.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Xên Bọ Hung [Cell]

Xên Bọ Hung (Nhật: セル Seru) Là tác phẩm cuối cùng của nhà Bác học Korê. Hắn là một hình thức sống nhân tạo được tạo ra bằng cách sử dụng các tế bào của một số nhân vật trong truyện, bao gồm cả Gôku, Pôcôllô, Ca Đíc, Fide và cha Fide. Kết quả là, Xên Bọ Hung có khả năng thực hiện các kỹ thuật như Kamehameha, một vụ nổ năng lượng mạnh mẽ mà ông thu từ các tế bào của Gôku.

Phần 9: Đội quân Red Ribbon

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Độc Nhãn đại tướng quân [Red]

Độc Nhãn đại tướng quân (Nhật: 司令レッド Commander Red) Đầu não của Red Ribbon. Bị chột một bên mắt. Lúc còn nhỏ bị mọi người chê là “Thằng lùn”. Bị Tham mưu Đen giành chức rồi giết chết.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Tham mưu Đen [Black]

Tham mưu Đen (Nhật: ブラック参謀 Staff Officer Black) Tham mưu của Red Ribbon. Kẻ luôn ở bên Độc nhãn đại tướng quân. Hắn đã giết Độc nhãn và giành chức.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Người máy Hachi số 8 [Android #18]

Người máy Hachi số 8 (Nhật: 人造人間8号 Jinzōningen Hachi) Người máy do Kôrê tạo ra. Tuy là một thành viên trong Red Ribbon, Hachi khác hẳn với những thành viên khác, lương thiện và hiền lành. Sau này Hachi về ở trong một khu làng nhỏ.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Tướng quân Xanh Lơ [Blue]

Tướng quân Xanh Lơ (Nhật: ブルー将軍 General Blue) Một tên tướng có tài trong quân đội Red Ribbon. Hắn bị đồng bóng với tính cách cực kỳ sạch sẽ (một tên lính ngoái mũi hắn đã tử hình). Hắn là một kẻ cực kỳ thành thạo về siêu nhiên lực. Siêu nhiên lực của hắn đã từng làm cho nhóm Gôku suýt chết. Hắn có một nhược điểm là rất sợ chuột cống

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Tướng quân Trắng [White]

Tướng quân Trắng (Nhật: 一般的なホワイト General White) Tướng quân Trắng là tên tướng trong Red Ribbon canh giữ tháp Muscle. Hắn là chủ nhân Hachi số 8.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Murasaki [Ninja Murasaki]

Murasaki (Nhật: 忍者ムラサキ Ninja Murasaki) Một tên Ninja dưới trướng tướng quân Trắng. Hắn là một tên Ninja bất tài vô tướng chỉ được cái mã bên ngoài.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Trung sĩ Thép [Metallic]

Trung sĩ Thép (Nhật: 主な金属 Major Metallitron) Một tên Robot do Tướng quân trắng tạo ra.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Tướng quân Xám Xịt [Sliver]

Tướng quân Xám Xịt (Nhật: 大佐銀 Colonel Silver) Tên quèn nhất trong Red Ribbon. Bị Goku xử lý một cách dễ dàng.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Tướng quân Vàng [Yellow]

Tướng quân Vàng (Nhật: イエロー大佐 Captain Yellow) Tên lính canh giữ địa phận Karin. Hắn đã bắt cóc Upa để gây khó dễ cho người bố Polar.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Santa đầu xù

Santa (Hercule; còn gọi là Santa tóc xù) Santa sinh trưởng trong một gia đình khá giàu và có năng khiếu võ thuật từ nhỏ. Lớn lên, ông tham gia đại hội Olympic môn võ thuật và giành chức vô địch liên tiếp trong 15 kỳ.

Khi Xên Bọ Hung (Cell) thách đấu với nhân loại (Trò chơi của Xên – Cell’s Game), các nguyên thủ quốc gia đã đề cử ông với món tiền thưởng là 100 triệu đôla nếu giết chết được Xên. Tất nhiên là Xên đã hạ gục ông ngay tức khắc. Sau khi Sôn Gôhan giết chết Xên, do các phóng viên đã ngất nên không biết tình hình cuộc chiến, Santa đã “nổ” rằng chính ông đã giết chết kẻ thù. Nhân loại tôn vinh ông là người hùng và còn xây dựng 1 thành phố mang tên ông. Món tiền thưởng đã giúp ông trở thành người giàu nhất thế giới.

Santa đã cùng con gái rượu là Biden tham gia đại hội võ thuật.Trong giải thiếu niên, Calichs đã hạ gục Santa chỉ với một đòn, tuy nhiêu ông ta bào chữa rằng mình không muốn thằng bé bị thương nên đã đầu hàng. Trong trận chung kết với Poc, cô ta đã đề nghị ông hối lộ 200 triệu đôla để cô chịu thua.

Khi Mabư (Buu) tàn phá thế giới, một lần nữa Santa lại ra trận. Tuy không hạ được Mabu, nhưng Santa đã tìm cách làm thân với hắn và ông đã trở thành bạn thân nhất của Mabu, cũng như khuyên hắn từ bá ý định tiêu diệt thế giới.

Tại hành tinh Potara, chính ông đã kêu gọi loài người giúp sức cho Goku chiến đấu với Mabu ốm.

Santa được miêu tả là một võ sĩ mạnh nhất trong giới người thường, tuy nhiên lại là một võ sĩ quèn trong những người có sức mạnh (như  Goku, Krilin…). Tuy nhiên Santa là một người thích nổ, thường tự đề cao chính mình, thích bào chữa cho cái yếu của mình và đã nhiều lần cướp công của Gohan và Goku, rằng mình đã giết Xên Bọ Hung và Ma bư. Nhưng trong một số lần, Santa cũng thể hiện được sự dũng cảm của mình và tinh thần trách nhiệm.

Phần 10: Rồng thần

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Rồng thiêng [Shenron]

Rồng thiêng (Nhật: 神龍 phiên âm: Long Thần, Shen Long) Là Rồng thiêng của trái đất. Rồng thiêng có thể cho ta một điều ước bất kỳ. Sau khi thực hiện xong điều ước, ngọc rồng hoá đã và phân ra bốn phương. Sau khi Rồng thiêng được Ốc tiêu hoàn sinh, thay vì cho 1 điều ước như trước kia, Rồng thiêng sẽ cho ta 3 điều ước như Rồng Namek.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Rồng Thần Namek [Porunga]

Rồng Thần Namek (Nhật: Namek ドラゴン Porunga) Đây là Rồng của Namek. Khi ai đó thực hiện mong muốn với Rồng Namek, những lời chúc phải nói bằng ngôn ngữ Namek. Rồng Namek có thể cấp 3 mong muốn. Thay vì phải đợi đến 1 năm như Rồng thiêng để ngọc rồng chuyển thể từ đá thành ngọc, ngọc của rồng Namek chỉ cần đợi 3 tháng là có thể chuyển từ đá sang ngọc. Ngọc của Rồng Namek to hơn ngọc của Rồng Thiêng và khi thực hiện xong lời ước, ngọc rồng vẫn ở tại chỗ.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Rồng sao đen [Black Star Shenron]

Rồng sao đen (Nhật: 黒神龍 phiên âm: Hắc Long, Burakku Suta Shenlong) Đây là con rồng mạnh nhất trong toàn bộ loạt phim Dragonball được tạo ra bởi Namek vô danh. Chính rồng sao đen là kẻ đã làm Gôku teo nhỏ trong Dragon Ball GT (Do Piláp vô tình ước với Rồng sao đen). Rồng sao đen có thể làm bất cứ điều gì mà người ta muốn, nhưng, nắm bắt được rằng sau khi ước muốn cái gì các ngọc rồng nhận được rải rác khắp vũ trụ. Điều tệ hại nhất về họ mặc dù là nếu bạn không mang ngọc rồng trở lại nơi mà các hành tinh muốn đến từ được, hành tinh này sẽ được tiêu huỷ.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Rồng khói đen [Black Smoke Shenron]

Rồng khói đen (Nhật: Aku Shenlong Tiếng Anh: Evil Shenron) Trong Dragon Ball GT, sau cái chết của Siêu Pic, Gôku và bạn bè của mình cùng nhau tìm lại 7 viên ngọc rồng. Thay vì xuất hiện Rồng thiêng, xuất hiện một con rồng đen, đại diện cho năng lượng tiêu cực tích lũy trong nhiều năm (vì ngọc rồng sử dụng năng lượng tích cực). Sau đó, Rồng khói đen được chia thành 7 rồng ác, mỗi con rồng tượng trưng cho mỗi viên ngọc.

Phần 11: Băng nhóm rồng

Là băng nhóm rồng gồm 7 con rồng độc ác phân ly từ Rồng khói đen. Mỗi con rồng tương ứng với một viên ngọc rồng.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Rồng 1 sao [Syn Shenron]

Rồng 1 sao (Nhật: 一星龍 Yī Xīng Lóng, One-Star Dragon) Được sinh ra từ điều ước của Pôpô hồi sinh dân Namek [cần dẫn nguồn]. Trong bảy Shadow Dragons, Rồng 1 sao là mạnh nhất. Giống như Rồng 2 sao, rồng 3 sao, Rồng 4 sao, Rồng 5 sao, Rồng 6 sao và Rồng 7 sao, Rồng 7 sao được hình thành từ việc xây dựng năng lượng tiêu cực bên trong Ngọc Rồng. Khi Gôku đấu trận đầu tiên với Rồng 1 sao, hắn đã đánh bại Gôku dễ dàng cho đến khi Gôku được cho thêm sức mạnh bởi Gôtên, Ca Lích, và Gôhan. Rồng 1 sao mất một đập, nhưng sau đó bị tuyệt vọng và hấp thụ tất cả các ngọc rồng khác để tiếp cận hình thức cuối cùng của mình: Omega Shenron (gần như là một nhiệt hạch giữa tất cả bảy Dragon Balls, mẫu của ông đã gần như nhau nhưng ông nắm giữ tất cả các khả năng của các con rồng khác).

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Rồng Thần Namek [Porunga]

Rồng 2 sao (Nhật: 二星龍 Liǎng Xīng Lóng, Two-Star Dragon) Rồng 2 sao là Rồng của Ô nhiễm môi trường. Rồng 2 sao sử dụng quyền hạn của mình để tạo ra một ngạt hơi sương mù mà giải quyết trên đất liền và cống bất kỳ người nào tiếp xúc với nó tất cả quyền lực của họ và năng lượng. Rồng 2 sao được sinh ra khi Gôku sử dụng ngọc rồng để hồi sinh bố Upa là Bora

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Rồng 3 sao [Eis Shenron]

Rồng 3 sao (Nhật: 三星龍 Sān Xīng Lóng, Three-Star Dragon) Rồng của Nước. Rồng 3 sao và Rồng 4 sao là hai anh em. Rồng 3 sao là con rồng hèn hạ nhất trong bảy Shadow Dragon. Hắn đã biến băng thành chất độc bắn vào mắt Goku làm cậu bị mù.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Rồng 4 sao [Nuova Shenron]

Rồng 4 sao (Nhật: 四星龍 Sì Xīng Lóng, Four-Star Dragon) Rồng của lửa. Rồng 4 sao được sinh ra khi Pôcôllô ước cho mình trẻ lại. Với sức mạnh của mặt trời và lửa lúc xử lý của mình, Rồng 4 sao là một thách thức cho Gôku. Những điều cần thực sự có được khi Rồng 4 sao hợp tác với anh em, Rồng 3 sao, tham gia trong cuộc xung đột khác!. Cả rồng 3 sao và rồng 4 sao đều giống hệt thuộc hạ của Piccolo Daimao là Tambourine. Trong bảy Shadow Dragon, chỉ có mỗi mình Rồng 4 sao là có bản chất lương thiện. Trong lúc đưa thuốc giải độc cho Goku, Rồng 4 sao bị Rồng 1 sao bắn lén sau lưng và chết.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Rồng 6 sao [Oceanus Shenron]

Rồng 6 sao (Nhật: 六星龍 Liù Xīng Lóng, Six-Star Dragon) Rồng của gió. Được sinh ra khi Urôn cướp điều ước của Piláp [2]. Bình thường rồng 6 sao không mang hình thù thực sự mà lại mang hình giáng của công chúa Oto Hime.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
Rồng 7 sao [Naturon Shenron]

Rồng 7 sao (Nhật: 七星龍 Qī Xīng Lóng, Seven-Star Dragon) Là con rồng xấu xí nhất trong băng nhóm rồng. Sau khi Ca Đíc giết chết một số lượng lớn người dân vô tội, một mong muốn Rồng Thần đưa tất cả trở lại cuộc sống. Bằng cách này, Rồng 7 sao được sinh ra. Sở hữu sức mạnh của trái đất, Rồng 7 sao mê trong trận động đất gây ra, thành phố xem mùa thu trước khi quyền lực của mình. Rồng 7 sao còn có một sức mạnh khác đó là dung hợp. Trong trận chiến với Gôku, Rồng 7 sao đã dung hợp với Bản cô nương để gây khó dễ cho Gôku.

Leave a comment »

A Father’s Rules For Finding Fulfillment

I just can’t stop crying whenever reading this letter from the beloved father to his children…

* Be courteous, be punctual, always say please and thank you, and be sure to hold your knife and fork properly. Others take their cue on how to treat you from your manners.

* Be kind, considerate and compassionate when others are in trouble, even if you have problems of your own. Others will admire your selflessness and will help you in due course.

* Show moral courage. Do what is right, even if that makes you unpopular. I always thought it important to be able to look at myself in the shaving mirror every morning and not feel guilt or remorse. I depart this world with a pretty clear conscience.

* Show humility. Stand your ground but pause to reflect on what the other side are saying, and back off when you know you are wrong. Never worry about losing face. That only happens when you are pig-headed.

* Learn from your mistakes. You will make plenty so use them as a learning tool. If you keep making the same mistake or run into a problem, you’re doing something wrong.

* Avoid disparaging someone to a third party; it is only you who will look bad. If you have a problem with someone, tell them face to face.

* Hold fire! If someone crosses you, don’t react immediately. Once you say something it can never be taken back, and most people deserve a second chance.

* Have fun. If this involves taking risks, so be it. If you get caught, hold your hands up.

* Give to charity and help those who are less fortunate than yourselves: it’s easy and so rewarding.

* Always look on the upside! The glass is half full, never half empty. Every adversity has a silver lining if you seek it out.

* Make it your instinct always to say ‘yes’. Look for reasons to do something, not reasons to say no. Your friends will cherish you for that.

* Be canny: you will get more of what you want if you can give someone more of what they desire. Compromise can be king.

* Always accept a party invitation. You may not want to go, but they want you there. Show them courtesy and respect.

* Never ever let a friend down. I would bury bodies for my friends, if they asked me to . . . which is why I have chosen them carefully.

* Always tip for good service. It shows respect. But never reward poor service. Poor service is insulting.

* Always treat those you meet as your social equal, whether they are above or below your station in life. For those above you, show due deference, but don’t be a sycophant.

* Always respect age, as age equals wisdom.

* Be prepared to put the interests of your sibling first.

* Be proud of who you are and where you come from, but open your mind to other cultures and languages. When you begin to travel (as I hope you will), you’ll learn that your place in the world is both vital and insignificant. Don’t get too big for your breeches.

* Be ambitious, but not nakedly so. Be prepared to back your assertions with craftsmanship and hard work.

* Live every day to its full: do something that makes you smile or laugh, and avoid procrastination.

* Give of your best at school. Some teachers forget that pupils need incentives. So if your teacher doesn’t give you one, devise your own.

* Always pay the most you can afford. Never skimp on hotels, clothing, shoes, make-up or jewellery. But always look for a deal. You get what you pay for.

* Never give up! My two little soldiers have no dad, but you are brave, big-hearted, fit and strong. You are also loved by an immensely kind and supportive team of family and friends. You make your own good fortune, my children, so battle on.

* Never feel sorry for yourself, or at least don’t do it for long. Crying doesn’t make things better.

* Look after your body and it will look after you.

* Learn a language, or at least try. Never engage a person abroad in conversation without first greeting them in their own language; by all means ask if they speak English!

* And finally, cherish your mother, and take very good care of her.

I love you both with all my heart.
Daddy x

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Such a touching story..

Ever wondered what it is like to have Death staring straight in your eyes? Is there anything you will like to do or change before you draw your last breath? What if you have a family with young children and perhaps some precious time left? What would you do?

Here’s a sad but true story to be shared, about a loving dad and husband, who did what he could in the little time he was left for his family. From their country cottage filled with memories of Mandy Flanagan’s late husband Paul, she shared with us their story.

Paul, a teacher, who died of cancer at the age of 45 in November 2009, passionately believed his children, Thomas and Lucy, should have more than just fading photographs to remember him by. For the children were only five and one-and-half years old at the time of his passing. “There was nothing more important to Paul than being the best father he could be,” says Mandy.

“When he knew he was dying, there was no time for self-pity. He became absolutely focused on doing whatever he could to continue being a good dad to them throughout the years, even though he wouldn’t be here in person.”

Amongst his preparation included letters, filmed messages, future birthday presents and his personal chest of favorite books. “Each book is accompanied by a note to Thomas and Lucy explaining why Paul loved it, and how much he hopes they will too when they’re old enough to read it,” explains Mandy.

But perhaps all these gifts pales in comparison to a document titled “On finding fulfillment”, accidentally discovered on his laptop by Mandy. “I opened it and, with tears rolling down my cheeks, I discovered his bullet-pointed code to living a good and happy life,” says Mandy. And this list of 28 instructions was the very way Paul lived his life.

Addressing his children who were too young to understand the tragedy that was unfolding, Paul writes, ”In these last few weeks, following my terminal diagnosis, I have searched my soul and heart to find ways in which I can reach out to you as you grow up.

“I’ve been thinking about the matters in life that are important, and the values and aspirations that make people happy and successful. In my view, and you may well have your own ideas by now, the formula is pretty simple.

“The three most important virtues are: Loyalty, integrity and moral courage. If you aspire, friends will respect you, employers will retain you, and your father will be immensely proud of you. I am therefore giving you several pieces of advice. These are the principles on which I have tried to build my life and they are exactly those that I would have encouraged you to embrace, had I been able to.” “I love you very much. Never forget that.”

“He also wrote that they should never give up, and he certainly never did. He fought so bravely, so courageously, right to the end.”

Having been first diagnosed with skin cancer in 2004, where a birthmark on his chest had become malignant. The cancer was removed in November that year when their son Thomas was only a few months old. And after years of regular follow-ups, he was given the all clear in January 2008 when Mandy was expecting Lucy.

However a swelling that appears in May 2008 proved the cancer had spread to his lymph glands in his arms and neck shortly after. Even surgery and radiotherapy was not able to halt its progression. By March 2009, the cancer had spread to his brain and his condition was terminal.

“He never pitied himself,” says Mandy. “The diagnosis, and perhaps the drugs he was on, triggered a sort of mania. He suddenly had so much energy. While I lay awake upstairs worrying, Paul would work through the nights, determined to get his affairs in order.”

Having meticulously organized the family finances, arranged his own funeral, buying presents for their children, their dining room was soon filled piles of shoeboxes filled with paperwork, hand-written letters and DVD messages for his family and friends.

With Lucy christened last summer, she now has one godmother and nine godfathers. “He wanted his friends to have a permanent tie to his family, I think,” says Mandy. “And if Lucy couldn’t have her father, a fantastic team of godfathers was the very least she deserved.”

With his passing at home, some eight months after his terminal diagnosis, Mandy was certain he’ll be able to rest peacefully knowing that he had left the best legacy any father could. “When some people are told they have just a few months to live, they decide their life won’t be complete until they’ve bungee-jumped off Sydney Harbor Bridge or seen the Grand Canyon. But that wasn’t Paul. All that was important to him was right here. He lived and died by his own rules, and I know he had found his fulfillment.”

We all have a finite amount of time in this world, some less than others. And it is not the amount of time, rather how we use it which truly matters. Ever so often we get absorbed by our daily rat race and tend to take our loved ones for granted. Perhaps it is time we slow down and re-examine ourselves before it is too late.

Leave a comment »

Khi nào Dāng 当 – Power Station / Không thể chia tay với anh Bù néng hé nǐ fēn shǒu不能和你分手 – Zhao Wei

My most favorite song in Huan Zhu Ge Ge. I prefer the version made by Power Station 动力火车 (Dònglì Huǒchē) 🙂 Enjoy the lyric ~

Hoàn Châu Cách Cách 1 OST

当山峰没有棱角的时候, 当河水不在流
dāng shān fēng méi yǒu léng jiǎo de shí hou, dāng hé shuǐ bù zài liú

Khi đỉnh núi bị bào mòn, khi nước sông ngừng chảy

当时间停住日夜不分

dāng shí jiān tíng zhù rì yè bù fēn

Khi thời gian ngừng trôi, ngày đêm chẳng còn phân biệt

当天地万物化为虚有

dāng tiān dì wàn wù huà wéi xū yǒu

Khi vạn vật trong đất trời đều hóa thành hư không

我还是不能和你分手, 不能和你分手

wǒ hái shi bù néng hé nǐ fēn shǒu, bù néng hé nǐ fēn shǒu

Em vẫn không thể chia tay anh, không thể chia tay với anh

你的温柔是我今生最大的守候

nǐ de wēn róu shì wǒ jīn shēng zuì dà de shǒu hòu

Sự dịu dàng của anh là niềm mong chờ lớn nhất trong cuộc đời em

当太阳不在上升的时候, 当地球不再转动

dāng tài yáng bù zài shàng shēng de shí hou, dāng dì qiú bù zài zhuǎn dòng

Khi mặt trời không còn thức dậy mỗi sáng, khi cả trái đất ngừng quay

当春夏秋冬不再变换, 当花草树木全部凋残

dāng chūn-xià-qiū-dōng bù zài biàn huàn, dāng huā cǎo shù mù quánbù diāo cán

Khi xuân hạ thu đông chẳng còn thay nhau biến đổi, khi cỏ cây toàn bộ đều điêu tàn

我还是不能和你分散, 不能和你分散

wǒ hái shi bù néng hé nǐ fēn sàn, bù néng hé nǐ fēn sàn

Em vẫn không thể rời xa anh, không thể rời xa anh

你的笑容是我今生最大的眷恋

nǐ de xiào róng shì wǒ jīn shēng zuì dà de juàn liàn

Nụ cười của em là sự quyến luyến nhất cuộc đời anh

让我们红尘做伴活得潇潇洒洒

ràng wǒ men hóng chén zuò bàn huó de xiāo xiāo sǎ sǎ

Hãy để chúng ta làm bạn với hồng trần

策马奔腾共享人世繁华

cè mǎ bēnténg gòng xiǎng rén shì fán huá

Cưỡi ngựa phi nhanh, tận hưởng nhân thế phồn hoa

对酒当歌唱出心中喜悦

duì jiǔ dāng gē chàng chū xīn zhōng xǐ yuè

Đối tửu xướng ca, hát lên bài hát vui mừng trong tim

轰轰烈烈把握青春年华

hōng hōng liè liè bǎ wò qīng chūn nián huá

Oanh oanh liệt liệt nắm bắt tuổi thanh xuân

Leave a comment »

Đời này không đổi thay Cǐ shēng bù huàn 此生不换 – Thanh Điểu Phi Ngư

One of my favorite songs. Nice rhythm and meaningful lyric 🙂

Tiên Kiếm Kỳ Hiệp 3 OST

Đời này không đổi thay Cǐ shēng bù huàn 此生不换 – Thanh Điểu Phi Ngư

时光穿不断 流转在从前

shí guang chuan bù duàn liú zhuăn zài cóng qián

Thời gian không ngừng xuyên thấu, lưu chuyển tới ngày xưa

刻骨的变迁 不是遥远

kè gú de biàn qian bù shì yáo yuăn

Điều khắc cốt đổi dời nào phải xa xôi diệu vợi

再有一万年 深情也不变

zài yǒu yi wàn nián shen qíng yĕ bù biàn

Thêm một vạn năm nữa, thâm tình cũng không đổi

爱像烈火般蔓延

ài xiàng liè huǒ ban màn yán

Tình yêu như ngọn lửa triền miên không dứt

记忆是条长线 盘旋在天边

jì yì shì tiáo cháng xiàn pán xuán zài tian bian

Ký ức là sợi dây dài uốn lượn fía chân trời

沉浮中以为 情深缘浅

chén fú zhong yĭ wèi qíng shen yuán qiăn

Khi nổi trôi, ta ngỡ đâu tình sâu biển cạn

你再度出现 我看见誓言

nĭ zài dù chu xiàn wǒ kàn jian shì yán

Nàng xuất hiện khiến ta nhìn thấy lời thề

承诺在水天之间

chéng nuò zài shuĭ tian zhi xiàn

Giữa nước và trời, ta hứa hẹn

回头看 不曾走远 依然目光此生不换

huí tóu kàn bù céng zǒu yuăn yi rán mù guang cĭ sheng bù huàn

Quay đầu nhìn lại, chưa từng đi xa. Ánh mắt lưu luyến, đời này không đổi

要分散 不习惯 怎么算 都太难

yào fēn sàn bù xí guàn zĕn me suàn dou tài nán

Không thể quen với sự chia ly. Muốn làm gì cũng thật khó khăn

分开之后更勇敢 愿这爱 世代相传

fēn kāi zhi hòu gèng yǒng găn yuàn zhè ài shì dài xiāng chuán

Chia tay rồi sẽ càng thêm dũng cảm hơn. Nguyện cho mối tình này đời đời kiếp kiếp

唱不完忘情泉 不让你如烟

chàng bù wán wàng qíng quán bù ràng nĭ rú yan

Không uống cạn nước vong tình, không để nàng như sương gió

前尘再怀恋 望剑如面

qián chén zài huái liàn wàng jiàn rú miàn

Hoài niệm chuyện đã qua, nhìn bóng gươm như thấy người

挥舞的瞬间 别再闭上眼

hui wŭ de shùn xiàn bié zài bì shàng yăn

Trong khoảnh khắc vung gươm, xin nàng đường nhắm mắt

错过惊世的依恋

cuò guò jing shì de yi liàn

Đừng để một mối luyến tiếc lưu kinh động thế gian

回头看 不曾走远 眷恋一人流连忘返

huí tóu kàn bù céng zǒu yuăn juàn liàn yi rén liú lián wàng făn

Quay đầu nhìn lại, chưa từng đi xa. Quyến luyến một người, bịn rịn đến quên về

多少汗 够温暖 你哭喊 我呼唤

duo shăo hàn gòu wen nuăn nĭ ku hăn wǒ hu huàn

Bao nhiêu giot mồ hôi mới đủ ấm? Nàng than khóc, ta hô hoán

听清耳边的呢喃 别害怕 风轻云淡

ting qing ĕr bian de ne nán bié hài pà feng qing yún dàn

Nghe rõ tiếng chim líu ríu bên tai. Đừng sợ hãi vì gió đã nhẹ, trời đã trong

<Chinese Paladin 3 Main Character Portraits>

Leave a comment »

Hệ Thống Kỷ Niệm Lễ Cưới

Tháng 11 năm nay bố mẹ tôi kỷ niệm tròn 30 năm ngày cưới. Một ý tưởng lóe trong đầu và tôi lao vào tìm hiểu họ đặt tên gì cho năm kỷ niệm lễ cưới và đây là thành quả =D

 

Dưới đây là hệ thống kỷ niệm lễ cưới ở nước Anh

Lễ cưới Giấy: Kỷ niệm năm chung sống đầu tiên của đôi vợ chống trẻ (1)

Lễ cưới Bông: Kỷ niệm năm chung sống thứ hai (2)

Lễ cưới Da: Kỷ niệm năm chung sống thứ ba (3)

Lễ cưới Lanh: Kỷ niệm năm chung sống thứ tư (4)

Lễ cưới Gỗ: Kỷ niệm năm chung sống thứ năm (5)

Lễ cưới Sắt: Kỷ niệm năm chung sống thứ sáu (6)

Lễ cưới Len: Kỷ niệm năm chung sống thứ bảy (7)

Lễ cưới Đồng: Kỷ niệm năm chung sống thứ tám (8)

Lễ cưới Gốm: Kỷ niệm năm chung sống thứ chín (9)

Lễ cưới Thiếc: Kỷ niệm năm chung sống thứ mười (10)

Lễ cưới Thép: Kỷ niệm năm chung sống thứ mười một (11)

Lễ cưới Tơ: Kỷ niệm năm chung sống thứ mười hai (12)

Lễ cưới Đăng ten: Kỷ niệm năm chung sống thứ mười ba (13)

Lễ cưới Ngà: Kỷ niệm năm chung sống thứ mười bốn (14)

Lễ cưới Thủy tinh: Kỷ niệm năm chung sống thứ mười lăm (15)

Lễ cưới Sứ: Kỷ niệm năm chung sống thứ hai mươi (20)

Lễ cưới Bạc: Kỷ niệm năm chung sống thứ hai mươi lăm (25)

Lễ cưới Ngọc trai: Kỷ niệm năm chung sống thứ ba mươi (30)

Lễ cưới Cẩm thạch: Kỷ niệm năm chung sống thứ ba mươi lăm (35)

Lễ cưới Ngọc bích: Kỷ niệm năm chung sống thứ bốn mươi (40)

Lễ cưới Saphia: bốn mươi lăm (45)

Lễ cưới Vàng: Kỷ niệm năm chung sống thứ năm mươi (50)

Lễ cưới Ngọc lục bảo: Kỷ niệm năm chung sống thứ năm mươi lăm (55)

Lễ cưới Kim cương: Kỷ niệm năm chung sống thứ sáu mươi (60) trở lên.

Không phải ngẫu nhiên mà Kim cương được chọn làm biểu tượng của ngày rất trọng đại đối với lứa đôi. Loại đá cứng, hiếm có và quý giá nhất này được chọn làm biểu tượng cho tình yêu bền vững khiến nhiều người phải ngưỡng mộ, vừa sáng trong lại đẹp lấp lánh muôn màu.

Leave a comment »

中國歷代年表 Trung Quốc Lịch Đại Niên Biểu

中國歷代年表 Trung quốc lịch đại niên biểu

夏 2100 – 1600 BC (Nhà Hạ)

商 1600 – 1066 BC (Nhà Thương)

周 ( Nhà Chu)
* 西周 1066 – 771 BC (Tây Chu)
* 東周 770 – 256 BC (Đông Chu)
* 春秋 770 – 476 BC (Xuân Thu)
* 戰國 475 – 221 BC (Chiến Quốc)

秦 221 – 206 BC (Nhà Tần)

漢 (Nhà Hán)
* 西漢 206 BC – 23 (Tây Hán đến năm 23 sau Công Nguyên)
* 東漢 25 – 220 (Đông Hán)

三國 (Tam Quốc)
* 魏 220 – 265 (Nguỵ)
* 蜀 221 – 263 (Thục)
* 吳 222 – 280 (Ngô)

西晉 265 – 316 (Tây Tấn)

東晉 317 – 420 (Đông Tấn)

十六國 304 – 439 (Thập luc quốc)

南北朝 (Nam Bắc triều)
* 南朝 (Nam triều)
o 宋 420 – 479 (Tống)
o 齊 479 – 502 (Tề)
o 樑 502 – 557 (Lương)
o 陳 557 – 589 (Trần)

* 北朝 (Bắc triều)
o 北魏 386 – 534 (Bắc Nguỵ)
o 東魏 534 – 550 (Đông Nguỵ)
o 北齊 550 – 577 (Bắc Tề)
o 西魏 535 – 557 (Tây Nguỵ)
o 北周 557 – 581 (Bắc Chu)

隋 581 – 618 ( Nhà Tuỳ)

唐 618 – 907 (Nhà Đường)

* 五代十國 (Ngũ đại thập quốc)
o 後梁 907 – 923 (Hậu Lương)
o 後唐 923 – 936 (Hậu Đường)
o 後晉 936 – 946 (Hậu Tấn)
o 後漢 947 – 950 (Hậu Hán)
o 後周 951 – 960 (Hậu Chu)

* 十國 902 – 979 (Thập quốc) …

宋 (Nhà Tống)
* 北宋 960 – 1127 (Bắc Tống)
* 南宋 1127 – 1279 (Nam Tống)

遼 916 – 1125 (Liêu)

西夏 1032 – 1227 (Tây Hạ)

金 1115 – 1234 (Kim)

元 1271 – 1368 (Nguyên)

明 1368 – 1644 (Minh)

清 1644 – 1911 (Thanh)

中華民國 1912 – Now ( Trung Hoa Dân Quốc)

中華人民共和國 1949 – Now (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hoà Quốc)

Leave a comment »

Các mỹ nhân trong tiểu thuyết của Kim Dung

Dưới đây là ý kiến của một fan mà tôi vô tình đọc được. Bài viết khá hay. Tôi cứ post trước ở đây, khi nào có thì giờ tôi sẽ viết 1 bài cảm nghĩ của bản thân sau 🙂

1. Triệu Minh (Triệu Mẫn)

Đây nguyên là Hán danh của một cô gái Mông Cổ. Tên thật của cô là Minh Minh Đặc Mục Nhĩ, con gái của Nhữ Nam vương, người chỉ đứng sau vua nhà Nguyên, nắm hết quyền bính chính trị và quân sự cai trị toàn Trung Quốc. Cô là nhân vật nữ chính trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, một cô gái đẹp như hoa nở, không một cô gái Trung Hoa nào có thể sánh kịp. Tham vọng của Triệu Minh rất lớn : muốn tụ họp bọn giang hồ, đắc biệt là phiên tăng Tây Vực, triệt hạ sáu đại môn phái của Trung Hoa đang nuôi mộng chống đối nhà Nguyên là Thiếu Lâm, Võ Đang, Cái Bang, Hoa Sơn, Không Động và Côn Luân.

Lần đầu tiên cô đã bao vây được các thủ lĩnh của Minh giáo và đã nhốt được Trương Vô Kỵ dưới hầm sâu. Nhưng Vô Kỵ vốn là thầy thuốc, võ công lại cao cường, đã khống chế cô và “tra tấn” cô bằng cách dồn Cửu Dương công vào gan bàn chân khiến cô ngứa ngáy, khó chịu phải đầu hàng, thả chàng ra. Chính việc đó đã làm nảy sinh trong lòng cô mối tình ôn nhu với chàng Trương Vô Kỵ. Cô đã đem Hắc ngọc đoạn tục cao tặng cho chàng để chàng chữa trị vết thương cho tam sư bá, chuộc lại lỗi lầm cho cha mẹ mình ngày xưa. Thông minh, lém lỉnh, chân tình, Triệu Minh trước sau vẫn giữ cốt cách của một phụ nữ giàu tình cảm hơn là một quận chúa Mông Cổ. Cô đánh nhau với Trương Vô Kỵ để rồi đêm đêm, lại ra quán rượu ngồi đợi chàng trai, mong cùng đối ẩm với nhau mấy chung và quên hết những chuyện đốt chùa, giết người Mông Cổ, cứu quần hùng Trung Hoa của tập thể Minh giáo.

Cuộc đời của cô là một chuỗi tháng ngày rong ruổi theo tình yêu. Vô Kỵ đi đâu, cô mong được đi theo anh đến nơi đó, dù chân trời hay góc bể. Cách tỏ tình của cô cũng rất rõ ràng, giản dị không e dè khép nép như những cô gái Trung Hoa. Cô đã cầm Ỷ thiên kiếm, lăn xả vào đám sứ giả Ba Tư và đánh những chiêu cận chiến có thể khiến mình và kẻ thù cùng chết để cứu chàng Trương Vô Kỵ. Khi Vô Kỵ hỏi tại sao cô liều mạng như vậy, cô đã trả lời thẳng thắn : vì Trương Vô Kỵ ôm lấy Hân Ly trước mặt cô. Thời thơ ấu, Vô Kỵ đã cắn vào bàn tay Hân Ly một cái đến chảy cả máu, khiến Hân Ly nhớ hoài hình bóng Trương Vô Kỵ. Triệu Minh cũng làm như thế : cô cắn vào tay Trương Vô Kỵ một nhát để Trương Vô Kỵ nhớ cô trọn đời. Thực ra cô không làm như vậy thì cũng đủ để chàng Vô Kỵ chọn cô làm người bạn gái tâm đầu ý hợp. Thậm chí khi Vô Kỵ đã bị vây, sắp bị quân Nguyên bắt, cô đã nói dối cha và anh rằng nếu họ giết Vô Kỵ thì cô cũng tự tử theo chàng cho trọn mối tình. Đoạn tiểu thuyết thuật lại chuyện Triệu Minh xin cha và anh tha cho Trương Vô Kỵ thật đầy kịch tính. Tôi kính phục người phụ nữ có một tình yêu tha thiết và trái tim dũng cảm như Triệu Minh. Tình yêu bao la đó đã được chàng Trương Vô Kỵ đền đáp một cách xứng đáng: anh đã nhường ngôi giáo chủ Minh giáo lại cho Dương Tiêu, cùng Triệu Minh dắt tay rong chơi bốn biển năm hồ. Và mỗi khi lông mày Triệu Minh đã nhạt thì theo ba điều ước hẹn với cô, anh lại làm công việc hợp với lương tâm, không đi ngược lại với quyền lợi võ lâm Trung Hoa và cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc chống quân Nguyên giành lại đất Trung Quốc cho người Hán tộc: cầm cây bút và vẽ lại lông mày cho Triệu Minh.

2. Tiểu Siêu (Tiểu Chiêu)

Người thứ hai tôi chọn làm đệ nhị mỹ nhân là cô gái chỉ có một nửa huyết thống Hán tộc; nửa còn lại thuộc huyết thống Ba Tư, nghĩa là cũng thuộc loại Di Địch dưới mắt nhìn của Hán tộc. Cha cô là Hàn Thiên Diệp, người Hán; mẹ cô là Đại Ỷ Ty, thánh sứ nữ của Bái hỏa giáo Ba Tư. Tiểu Siêu thâm nhập Trung Hoa qua con đường tơ lụa lúc cô mới 15 tuổi. Mẹ cô nguyên là thánh sứ nữ, đáng lẽ phải giữ mình trong trắng để về Ba Tư lên ngôi giáo chủ. Nhưng bà đã yêu chàng trai Hàn Thiên Diệp, phản lại giáo quy của Bái hỏa giáo, đáng lẽ phải lên giàn hỏa thiêu. Bà hóa trang thành một người đàn bà xấu xí tên là Kim Hoa bà bà. Tiểu Siêu phải làm một việc khó khăn để chuộc lỗi cho mẹ : tìm mọi cách thâm nhập Quang Minh Đỉnh của Bái hỏa giáo Trung Hoa và lấy cho được bộ Đại nã di tâm pháp của Bái hỏa giáo – nhiệm vụ mà mẹ cô không hoàn thành.

Giống lai bao giờ cũng được thừa hưởng những nét ưu tú rực rỡ của cả cha và mẹ, nên Tiểu Siêu đẹp cái đẹp rực rõ ngay từ khi 15 tuổi. Nhưng Dương Tiêu, tả sứ của Minh giáo Trung Hoa, là một tay cơ trí, khó mà qua mắt đươc y. Cho nên, để đóng trọn vai trò con hầu của Dương Bất Hối, con gái Dương Tiêu, Tiểu Siêu đã phải làm một việc rất khó khăn : giả vờ méo miệng trong suốt thời gian ở cạnh Bất Hối. Cô học thuộc hết lý thuyết về âm dương, bát quái trận đồ, biết nhiều võ công nhưng chẳng bao giờ hé lộ. Cha con Duơng Tiêu nghi ngờ cô, đã đem dây xiềng quấn chân cô; cô đi đâu tiếng dây xiềng leng keng đến đó. Điệp vụ của Tiểu Siêu là một điệp vụ cực kì gian nan và cô đã tìm ra được đường hầm trên Quang Minh Đỉnh.

Khi Vô Kỵ lên làm giáo chủ Minh giáo, việc đầu tiên của anh là hứa sẽ tháo xiềng khóa cho Tiểu Siêu. Nhờ Tiểu Siêu chỉ dẫn, Trương Vô Kỵ tìm ra đường hầm, tìm được Càn khôn đại nã di tâm pháp và đại triển thần lực đẩy được hai cánh cửa đá để bảo toàn lực lượng Minh giáo của Trung Hoa. Tiểu Siêu trở thành con hầu của Trương Vô Kỵ, lặng lẽ thương yêu Trương Vô Kỵ. Cũng như Triệu Minh, Vô Kỵ đi đến đâu, Tiểu Siêu đi đến đó, và cô đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình : cầm cờ Minh giáo để chỉ huy năm đội ngũ hành kì chống đỡ không cho quân Nguyên xông vào bắt giết những thủ lĩnh của Minh giáo. Tiểu Siêu sẽ không bao giờ nói rõ thân phận của mình cho Vô Kỵ biết nếu không có ngày tình cờ gặp lại mẹ mình đang bị đưa lên giàn hỏa thiêu của Bái hỏa giáo Ba Tư. Để cứu mẹ, cô phải nói rõ với các Bảo thụ vương Ba Tư rằng cô là trinh nữ, sẵn sàng thay mẹ về Ba Tư lên ngôi giáo chủ Bái hỏa giáo. Cô nói tiếng Ba Tư lưu loát cho đến khi những người Ba Tư quỳ xuống tung hô thì Vô Kỵ mới biết rằng con hầu của mình chính là thánh sứ nữ của Bái hỏa giáo Ba Tư.

Lần cuối cùng được phục vụ thay áo, dóc tóc cho Trương Vô Kỵ, Tiểu Siêu mới nói thật tình yêu của mình dành cho Vô Kỵ và điệp vụ của mình trên Quang Minh Đỉnh. Họ ôm nhau, hôn nhau, nước mắt chảy dài ướt đẫm vạt áo chàng Trương. Năm đó, có lẽ Tiểu Siêu mười tám và Vô Kỵ mới hai mươi hai. Tôi chưa bao giờ đọc một đoạn văn nào tràn đầy xúc động như đoạn văn Tiểu Siêu chia tay với Trương Vô Kỵ trên biển. Tình yêu của hai người sao mà đẹp đến thế; đẹp đến nỗi Vô Kỵ không cần lau nước mắt trước mặt Triệu Minh, người tình của mình đang đứng đấy.Tiểu Siêu về Ba Tư, đi theo con đường tơ lụa. Trương Vô Kỵ chỉ còn biết trông theo, tưởng như tiếng khóc của cô còn vọng đâu đây trong tiếng gió, tiếng sóng.

Trong văn chương Trung Hoa, tiếng tướng công được hiểu theo hai nghĩa : (1) Tiếng của người hầu gọi ông chủ và (2) Tiếng của người vợ gọi chồng. Tôi nghĩ Kim Dung dùng chữ tướng công cho Tiểu Siêu gọi Vô Kỵ với cả hai nghĩa trên. Cái đẹp của mối tình Tiểu Siêu – Vô Kỵ là họ gần nhau suốt mấy năm vẫn giữ được sự trong trắng. Tiểu Siêu nhờ vẫn còn là trinh nữ nên mới cứu được mẹ khỏi tội hỏa thiêu. Chữ tình, chữ hiếu ở cô gái lai này rất rõ ràng, khiến tôi càng kính phục cô hơn và bình bầu cô làm đệ nhị đại mỹ nhân.

3. Hân Tố Tố

Hân Tố Tố là con gái của Hân Thiên Chính, giáo chủ Bạch mi giáo (hay Thiên Ưng Giáo), một tà giáo hoạt động trên sông Trường Giang. Bản thân cô cũng là một đường chủ – Tử Vi đường chủ. Hân Tố Tố là một cô gái giết người không gớm tay : chính cô đã giết chết 72 người trong Long Môn tiêu cục, bởi tiêu cục này không hoàn thành hợp đồng đưa Dư Đại Nham (đang bị thương) về trao trả cho phái Võ Đang. Nữ ma đầu này có nụ cười rất lãng mạn, say đắm lòng người. Kim Dung không trực tiếp mô tả nhan sắc của cô, mà chỉ thuật rằng khi mới gặp cô, hai kiếm khách của phái Côn Luân là Tương Đào và Cao Tắc Thành đã gần như đứng tim, líu lưỡi. Rồi họ sinh ra đánh nhau, đâm chém thật tình như hai kẻ thù không đội trời chung.

Hân Tố Tố và Trương Thúy Sơn, đệ tử thứ năm của phái Võ Đang, gặp nhau trong tình huống khá lạ lùng : Trương Thúy Sơn vâng lệnh thầy xuống bảo vệ cho gia đình của Đỗ Đại Cẩm, tổng tiêu đầu của Long Môn tiêu cục trong khi Hân Tố Tố lại hóa trang như Trương Thúy Sơn để giết chết 72 mạng của tiêu cục này và một số đệ tử khác phái Thiếu Lâm. Cho nên món nợ của vụ huyết án đó đều trút lên đầu của Trương Thúy Sơn. Trương Thúy Sơn gặp cô lần đầu tiên dưới tháp Lục Hoà, bên sông Tiền Đường. Lối bày tỏ tình yêu của Hân Tố Tố rất lạ : cô đập mạnh cho ba mũi Mai hoa châm đâm sâu vào cánh tay trắng như tuyết của mình để được Trương Thúy Sơn dùng nội công tâm pháp của phái Võ Đang chữa trị. Trương Thúy Sơn là đệ tử danh môn chính phái, rất căm thù Bạch mi giáo nên không muốn gần gũi Hân Tố Tố. Nhưng hoàn cảnh đã nối kết họ lại với nhau: hai người đi Vương Bàn Sơn để dự lễ dương đao Đồ Long lập oai của Bạch mi giáo; Tạ Tốn đã đến cướp đao và thấy họ là một đôi nam thanh nữ tú không nỡ giết đi nên đã bắt cóc họ, buộc họ đến Băng Hỏa đảo với lão để giữ bí mật về Đồ Long đao. Chính Hân Tố Tố vì cứu Trương Thúy Sơn nên đã dùng kim châm bắn mù đôi mắt của Tạ Tốn. Họ trốn lên Băng Hỏa đảo, ăn ở với nhau và sinh ra chàng Trương Vô Kỵ.

Hân Tố Tố là một nữ ma đầu cực kì thông minh, thuộc hết sách của Trang Tử. Trang Tử là một triết gia mà tất cả các đạo gia Trung Hoa như phái Võ Đang đều tu dưỡng và học tập theo. Cô đọc cho Trương Thúy Sơn bài Thu Thủy của Trang Tử : Nước của thiên hạ không đâu lớn bằng biển, muôn vạn sông ngòi đều đổ về biển, không biết bao giờ nước những sông ngòi đó mới ngừng chảy và biển mới không đầy như thế này. Khi nghe Thúy Sơn trả lời : Dù ngàn dặm xa xôi cũng không thể sánh với sự rộng lớn của biển cả, dù nghìn trượng sâu cũng không đo được độ sâu của lòng biển, Hân Tố Tố biết ngay Trương Thúy Sơn đang nhớ tới sư phụ của mình là Trương Tam Phong. Cô dẫn đoạn thầy Nhan Hồi ca ngợi Khổng Tử trong cuốn Trang Tử ra : Tiên sinh bước ta cũng bước, tiên sinh đi ta cũng đi, tiên sinh chạy ta cũng chạy. Nhưng tiên sinh giở hết lực ra chạy như bay, ta mới hay còn kém tiên sinh rất nhiều. Chính câu nói đó đã hình tượng hóa được tài đức và võ công của Trương Tam Phong trong lòng Trương Thúy Sơn nên Trương Thúy Sơn càng yêu thương, mến mộ Hân Tố Tố hơn.

Khi họ sống thành lứa đôi, Hân Tố Tố đã tỏ ra là một hiền phụ biết vâng lời dạy bảo của chồng, bỏ hết những ác nghiệp ngày trước. Lòng hy sinh của cô thật vô hạn, chưa có một nhân vật nào của Kim Dung sánh kịp. Cho nên, khi sáu đại môn phái lên núi Võ Đang ép buộc vợ chồng cô phải nói ra chỗ ẩn nấp của Tạ Tốn để bọn họ đi tìm đao Đồ Long; Trương Thúy Sơn đã tự tử và Hân Tố Tố cũng chết theo chồng. Đoạn văn mô tả cái chết của vợ chồng Trương Thúy Sơn – Hân Tố Tố là một khúc ca bi tráng, thể hiện một cách tuyệt vời tài năng hư cấu của tiểu thuyết Kim Dung. Năm ấy, Hân Tố Tố mới ngoài ba mươi; con trai của cô -Trương Vô Kỵ – mới lên mười.

Hân Tố Tố xứng đáng được chọn làm đệ tam đại mỹ nhân. Cái chết của cô mở ra một thế giới mới : thế giới của tình yêu Trương Vô Kỵ – Triệu Minh.

4. Nhậm Doanh Doanh

Ngôi vị đệ tứ đại mỹ nhân tôi xin dành cho Nhậm Doanh Doanh, cô gái 17 tuổi đẹp như ngọc, con gái của giáo chủ Triêu Dương thần giáo Nhậm Ngã Hành, một thứ tà ma ngoại đạo trong Tiếu ngạo giang hồ.

Có lẽ Kim Dung đã đem hết tâm lực của mình ra để xây dựng nhân vật Nhậm Doanh Doanh : một nhân vật nữ tươi đẹp trong sáng, giỏi âm nhạc, võ công cao cường, mưu trí sâu sắc, cai trị bọn bàng môn tả đạo bằng trái tim thép nhưng rất mẫn cảm với tình yêu và sống với tình yêu bằng trái tim dịu dàng vô kể. Cô gặp Lệnh Hồ Xung trong khi chàng trai lãng mạn này mất hết công lực, bị sư phụ và các đông môn đạp xuống hố sâu của sự nghi ngờ khinh bỉ. Trong ngõ Lục Trúc thành Lạc Dương, cô tiếp Lệnh Hồ Xung qua tấm rèm không cho chàng thấy mặt; nhận tặng vật của chàng trai là bộ nhạc phổ Tiếu ngạo giang hồ và lắng nghe chàng trai kể lại nỗi đau tình khi bị Nhạc Linh San phụ bạc đi theo “gã mặt trắng” Lâm Bình Chi. Vì không thấy mặt cô nên Lệnh Hồ Xung cứ gọi cô là “bà bà”.

Doanh Doanh có một nhận định khá lạ lùng về tình yêu : hễ ai không chung tình với quá khứ thì sẽ không chung tình với hiện tại và tương lai. Cho nên, cô gái 17 tuổi này đã rời bỏ ngõ Lục Trúc, ra đi để bảo vệ Lệnh Hồ Xung, đàn khúc Thanh tâm phổ thiện trú để xoa dịu những vết thương về thể xác và tâm hồn của chàng trai mà cô mới gặp đã cảm thấy yêu mến. Giữa vùng hoang sơn dã lĩnh, cô bắt ếch nướng cho Lệnh Hồ Xung ăn. Cho đến khi Lệnh Hồ Xung kiệt sức, cô đành cõng chàng lên chùa Thiếu Lâm nhờ Phương Chứng đại sư chữa trị và tự đem thân mình cho phái Thiếu Lâm cầm tù để đổi lấy sinh mạng của Lệnh Hồ Xung. Khi lành bệnh, hiếu ra được lòng thương yêu và đức hy sinh vô hạn ấy của Doanh Doanh, Lệnh Hồ Xung đã thống lĩnh hết bọn hào sĩ bàng môn tả đạo, trống rong cờ mở, lên chùa Thiếu Lâm đòi thả Doang Doanh ra. Chính hành động vô pháp vô thiên ấy của Lệnh Hồ Xung khiến Doanh Doanh cảm thấy được an ủi rất nhiều và thấy được sự hy sinh của mình là không uổng phí. Họ yêu nhau nhưng trong lòng Nhậm Doanh Doanh biết chàng trai chưa phai mờ hình ảnh của Nhạc Linh San. Cô không hề ghen tức, ngược lại đối sử với Nhạc Linh San như người bạn tốt. Chính cô đã cứu Nhạc Linh San, chính cô đã động viên Lệnh Hồ Xung nghe tâm trạng sư muội trước khi chết. Trong con người Doanh Doanh nhỏ bé có trái tim nhân hậu vĩ đại của một phụ nữ công bằng.

Nhậm Doanh Doanh thật thông minh, bén nhạy. Nghe Lệnh Hồ Xung kể chuyện, cô biết ngay là chàng không phải là thủ phảm giết bạn đồng môn của mình, biết ngay là chàng bị sư phụ lừa dối. Chính cô đã khám phá ra chiêu số võ công của Nhạc Bất Quần giống như chiêu số võ công của gã lại cái Đông Phương Bất Bại; từ đó phán đoán ra Tịch Tà kiếm phổ còn có nghĩa là Quỳ hoa bảo điển, và biết Nhạc Bất Quần đã “Dẫn đao tự cung” (tự thiến bộ phận sinh dục). Cũng chính cô chứ không ai khác đã nhắc bảo cho Lệnh Hồ Xung biết rằng Nhác Bật Quần là một gã ngụy quân tử. Và cũng chỉ có cô mới kiềm chế nổi Nhạc Bất Quần, bảo vệ mạng sống cho mình và tình lang : bóp mũi Nhạc Bất Quần cho lão uống Tam Thi não thần đan, một loại độc dược mà ngoài cô ra, không ai ở trên đời có thuốc giải được.

Kết thúc Tiếu Ngạo Giang Hồ, Kim Dung để cho Doanh Doanh nhường ngôi giáo chủ lại cho Hướng Vân Thiên, làm đám cưới với Lệnh Hồ Xung và hai vợ chồng song tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ. Họ đã hoàn thành tâm nguyện mà Lưu Chính Phong và Khúc Dương ngày xưa chưa làm được : Hắc đạo và Bạch đạo vẫn có thể sống với nhau trong một không khí hòa bình hạnh phúc thật sự, xoá đi biên giới của hận thù và nghi Kỵ. Tiếu ngạo giang hồ chính là khát vọng của tác giả Kim Dung đối với đất nước và đồng bào Trung Hoa của ông. Và Doanh Doanh chính là biểu tượng của cái đẹp Trung Hoa, một cái đẹp đi vào phạm trù tinh thần chứ không còn ở phạm trù vật chất nữa.

Doanh Doanh hoàn mỹ quá khiến tôi đâm ra nghi ngờ, không hiểu khi xây dựng nhân vật này, Kim Dung có đặt tư tưởng đại Hán của ông vào chăng? Tôi định chọn Nhậm Doanh Doanh ở ngôi vị số một, trên cả Triệu Minh, nhưng vì sự nghi ngờ đó đã khiến tôi xếp cô vào vị trí số bốn. Đã bảo tôi là một người đầy cảm tính, không thể có sự khách quan, trung thực và khoa học của các vị giám khảo chấm thi hoa hậu nghiêm khắc và đầy kinh nghiệm ngày nay cơ mà. Cho nên tôi cứ liều mạng dưa cô gái Mông Cổ lên ngôi vị số một và đặt cô Doanh Doanh Hán tộc xuống vị trí số bốn. Mà số bốn thì cũng cực kì quan trọng rồi.

5. A Châu

Có lẽ số phận đau thương nhật, bi kịch nhất trong hàng trăm nhân vật nữ của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung chỉ dành cho một nhân vật A Châu. Tên thật của cô là Đoàn A Châu, con của Trấn Nam Vương Đoàn Chính Thuần nước Đại Lý và bà Nguyễn Tinh Trúc, người nước Tống. Mối tình ngoại hôn giữa hai người đã sinh ra hai cô gái xinh đẹp: Đoàn A Châu và Đoàn A Tử.

Cũng có lẽ trong thế giới tiểu thuyết võ hiệp, ta chưa bắt gặp nhân vật đàn ông, một người cha nào vô trách nhiệm như Đoàn Chính Thuần. Ngay đến hai đứa con gái của mình, ông cũng chẳng biết chúng được đặt tên gì. Nguyễn Tinh Trúc thấy đứa lớn thích mặc áo dỏ, đặt tên là A Châu; thấy con gái nhỏ thích mặc áo tía, đặt tên là A Tử. Cùng sinh ra một gốc nhưng A Châu và A Tử là hai tính cách khác biệt: A Châu dịu dàng, nhân hậu, chung tình bao nhiêu thì A Tử lại tàn bạo, ngang ngược, thủ đoạn bấy nhiêu. Do phải tránh né kẻ thù truy bức, Nguyễn Tinh Trúc phải đưa hai đứa con gái ra Nhạn Môn Quan tị nạn. Cho nên ba chữ “Nhạn Môn Quan” trở thành nỗi đau, sự lỗi lầm lớn trong tâm hồn Đoàn Chính Thuần, khiến Đoàn Chính Thuần phải chịu sự oan khuất lớn sau này dẫn đến cái chết của A Châu.

A Châu gặp Kiều Phong tức Tiêu Phong, người nước Khất Đan, nguyên bang chúa Cái Bang Trung Hoa, trong một hoàn cảnh khá dặc biệt trên chùa Thiếu Lâm. Kiều Phong lên chùa Thiếu Lâm thăm lại người thầy yêu của mình là Huyền Khổ đại sư, để xác nhận lại quá khứ của mình; A Châu lên chùa Thiếu Lâm là để đánh cắp bộ Dịch Cân kinh về tặng cho chủ nhân của cô là Cô Tô Mộ Dung Phục. A Châu có thuật cải trang thần tình, đã cải trang thành nhà sư Trí Thanh, lấy được bộ Dịch Cân kinh nhưng lại bị trúng một chưởng của các nhà sư Thiếu Lâm. Một chưởng đó có thể làm tan bia vỡ đá huống chi một thân thể mảnh khảnh của một cô gái mới mười tám tuổi cỡ A Châu. Kiều Phong đã nhanh trí ném ra một tấm gương đồng làm tấm nệm cản bớt kình lực của phát chưởng nhưng A Chấu vẫn bị thương nặng. Ông cứu A Châu, rời khỏi chùa Thiếu Lâm. Năm ấy ông ba mươi và A Châu chỉ mới mười tám tuổi.

Không gặp nhau thì thôi, gặp nhau là đã có duyên phận; Kiều Phong nhất quyết phải cứu A Châu. Nhưng sức ông có hạn, lại không hiểu y lý, ông đành đưa A Châu về Tụ Hiền trang, nơi mà quần hùng Trung Nguyên đang hội họp bàn kế hoạch giết ông, một tên Khất Đan mọi rợ, để cầu cứu thần y Tiết Mộ Hoa chữa thương cho A Châu. Khi hiểu được tấm lòng Kiều Phong không ngại sinh tử, đưa mình vào đầm rồng hang hổ để cầu mong cái sống cho cô, A Châu mới nhận ra được rẳng trên đời này chưa có người đàn ông nào nặng tình nặng nghĩa như vậy. Sau khi gửi gắm A Châu, Kiều Phong cùng quần hùng Trung Nguyên ác đấu một trận. Ông bị thương và may mắn được một người bịt mặt cứu ra khỏi Tụ Hiền Trang, đưa về một sơn cốc…

A Châu được Tiết thần y chữa lành vết thương. Cô bé mảnh khảnh vượt mấy ngàn dặm tìm về Nhạn Môn Quan giữa mùa tuyết phủ, chờ gặp Kiều Phong. Cô biết thế nào Kiều Phong cũng trở lại, đến bên phiến đá xưa nơi cha ông Tiêu Viễn Sơn trước khi chết đã dùng chỉ công ghi lại văn tự trên đó. Quả nhiên, Kiều Phong trở lại Nhạn Môn Quan đúng như trong một kịch bản đầy khát vọng mà mọi độc giả của Thiên Long Bát Bộ tức Lục Mạch Thần Kiếm truyện đều mong ước được nhìn thấy. A Châu nhào vào lòng Kiều Phong và khóc rưng rức vì hạnh phúc, vì hổ thẹn, vì tủi thân. Nhưng cho đến lúc ấy, Kiều Phong vẫn chưa biết được đó là sự biểu lộ tình yêu đầu đời thầm kín. Trọn cuộc đời ông ngoài chuyện chiến đấu, ông chỉ biết có bát rượu, không hề nghĩ đến nữ sắc. Ông lại mang mặc cảm mình là người Khất Đan – dân tộc hạ đẳng, trong khi Đoàn A Châu lại là người Trung Hoa – dân tộc thượng đẳng, nên ông không hề để ý đến tấm chân tình của A Châu. Tuy nhiên, giữa trời đất Nhạn Môn Quan đầy tuyết phủ, được làm bạn với một cô gái xinh đẹp dịu dàng và nhất là được nghe cô thỏ thẻ: “Sẽ cùng đại gia qua bên kia Nhạn Môn Quan săn chồn đuổi thỏ” thì ông mới hiểu rằng A Châu thương mình. Họ yêu nhau nhưng miệng chưa bao giờ nói ra chữ “yêu”, vượt qua mấy ngàn dặm trở lại thành Biện Lương, trai vẫn giữ được lễ, gái vẫn giữ được băng thanh ngọc khiết.

Do một lời vu cáo để trả thù riêng của Ôn Khang, Kiều Phong và Đoàn A Châu nhận lầm rằng Đoàn Chính Thuần chính là người chủ huy đánh giết Tiêu Viễn Sơn – cha của Kiều Phong ngày trước tại Nhạn Môn Quan. Họ trở lại rừng Phương Trúc giữa lòng Thái Hồ, Giang Nam để Kiều Phong ước hẹn cuộc chiến đấu rửa thù với Đoàn Chính Thuần. Cả Kiều Phong và A Châu đều nguyện rằng sau cuộc trả thù này, họ sẽ sang bên kia Nhạn Môn Quan sống với nhau cuộc đời bình yên trên thảo nguyên Khất Đan, không chen chân vào cõi giang hồ nữa. Cho đến khi nhìn thấy A Tử có một miếng ngọc bội giống như miếng ngọc bội của chính cô, cô mới đau sót nhận ra rằng Đoàn Chính Thuần là cha; Nguyễn Tinh Trúc là mẹ và A Tử là em ruột cô.

Nhưng khát vọng trả thù của người tình Kiều Phong thì nặng như núi Thái Sơn, cô biết xử lí làm sao giữa hiếu và tình. Kim Dung đẩy nhân vật đáng thương của ông vào bi kịch : cho A Châu hóa trang thành Đoàn Chính Thuần, đến bên cầu giữa đêm mưa gió, chấp nhận cuộc chiến đấu rửa hờn của Kiều Phong. Kiều Phong chỉ đánh một chưởng và ông khám phá ngay ra điều khác lạ. Ông ôm địch thủ lên, gỡ bỏ hết những vật hóa trang và dưới ánh chớp của sét, ông nhận ra đó là A Châu, tình yêu của ông, cứu cánh hạnh phúc của ông. Cô thỏ thẻ tóm tắt lại cho ông hiểu mọi sự. Lần đầu tiên trong suốt mười sáu cuốn Lục Mạch Thần Kiếm truyện, tác giả Kim Dung mới để cho Kiều Phong khóc. Nuớc mắt ông hòa lẫn nước mưa, đẫm ướt người A Châu. Ông như điên như khùng, bồng cô gái thân yêu chạy suốt rừng Phương Trúc, gọi tên từng người, gọi Đoàn Chính Thuần ra giết mình để trả thù cho con gái. Nhưng chẳng ai đáp lời ông.

Chương Kim Dung viết về chuyện đánh lầm vào A Châu giữa đêm mưa tầm tã và sấm chớp liên hồi có cái mức độ đau thương của lớp cuối cùng khi nhân vật Phượng và Xung vướng phải dây điện, cùng chết bên nhau trong hồi cuối vở kịch Lôi Vũ của Tào Ngu. Tác giả Kim Dung đẩy Kiều Phong đến độ chót của bi kịch, tước mất của ông nguồn sống, tình yêu và khát vọng về một đời du mục tầm thường trên thảo nguyên Khất Đan.

A Châu không đẹp rực rỡ, võ công cao cường, mưu trí chẳng bằng ai, lại chỉ là một con hầu trong nhà Mộ Dung Phục. Nhưng cái đạo hiếu của cô, mối tình trong sáng của cô dành cho Kiều Phong, tâm hồn ôn nhu phưong Đông của cô thì không người phụ nữ nào sánh kịp. Để làm nổi bật A Châu, Kim Dung xây dựng nhân vật A Tử điêu ngoa, xảo quyệt, tàn bạo; chẳng khác nào trong kỹ thuất chụp ảnh ta chú trọng đến chất contrast. Chính vì thế mà A Châu rực rỡ; Kiều Phong một đời chỉ có A Châu, chỉ yêu A Châu và không thể yêu bất kỳ cô gái thứ hai nào trên thế gian, không muốn ôm bất cứ một người phụ nữ nào trên thế giới.

Xưa nay, bi kịch tình – hiếu vẫn là một chủ đề thường gặp trong tiểu thuyết Việt Nam và Trung Hoa. Thúy Kiều yêu Kim Trọng nhưng phải bán mình 300 lạng để chuộc tội cho cha, để rồi phải sống 15 năm trong lầu xanh. Nhưng Thúy Kiều còn có Thúy Vân để thay thế đền đáp cho Kim Trọng, còn A Châu thì chẳng có ai. A Tử không có cái nhu mì của Thúy Vân và Kiều Phong cũng chẳng có cái tình cảm văn nhân ấm ớ của Kim Trọng. Bi kịch tình hiếu A Châu – Kiều Phong trong Lục Mạch Thần Kiếm truyện là vô điều kiện và tuyệt đối. A Châu trở thành nhân vật mẫu mực, tượng trưng cho lòng hy sinh cao cả của người phụ nữ phương Đông. Chính vì cái vẻ đẹp nhân bản đó trong tâm hồn cô gái mười tám tuổi này mà tôi mạnh dạn bầu cô làm đệ ngũ đại mỹ nhân.

6. Tiểu Long Nữ

Không một ai, kể cả tác giả Kim Dung, hiểu rõ được họ tên cô gái này. Tác giả chỉ cho ta được biết rằng, ngay từ thủa nhỏ, Tiểu Long Nữ đã được nuôi nấng, học võ công và trưởng thành trong ngôi cổ mộ của phái Cổ Mộ sau núi Chung Nam, kế tục sự nghiệp của Lâm Triều Anh để trở thành một trong những nhân vật nữ chính của Thần Điêu đại hiệp.

Những người sống trong ngôi cổ mộ thường vẫn mang theo một huyền thoại, một vẻ thần bí ly kỳ: họ sống cũng như chết, rất xa cách với thế giới bên ngoài. Kim Dung tự giới thiệu Tiểu Long Nữ hay Long cô nương của mình cũng tương tự như thế:

Chung Nam sơn hậu —- Sau Núi Chung Nam
Hữu hoạt tử nhân —- Có người sống chết

Tiểu Long Nữ là một cô gái trong sáng từ thân xác đến tâm hồn; đối với cô hoàn toàn không có biên giới giữa sự việc nên làm và không nên làm, nên tránh và không nên tránh. Đắc thủ toàn bộ võ công của phái Cổ Mộ được ghi lại trong Ngọc Nữ tâm kinh, Tiểu Long Nữ trưởng thành hồn nhiên như một viên ngọc không tỳ vết. Cô trở thành người hàng xóm vừa dịu dàng vừa khó chịu của phái Toàn Chân (cũng ở núi Chung Nam). Cô thương yêu một người đồ đệ kém mình bốn tuổi và trọn đời chỉ có mối tình ấy, không có một mối tình, một hình bóng nào khác.

Đối với xã hội phong kiến Trung Hoa, mối tình ấy là cả một sự thách thức, thậm chí là sự phỉ báng các nguyên tắc của đạo đức luân lý. Mọi người đều cho phép mình khinh bỉ, lên án cặp thầy trò Tiểu Long Nữ – Dương Qua, kể cả Quách Tĩnh và Hoàng Dung là hai người chịu ơn cặp thầy trò này. Người ta lấy cái đạo đức luân lý cứng nhắc ngàn năm để đo một mối tính trong sáng của đôi trai gái trong sáng, cho rằng mối tình đó đã xâm phạm nền đạo đức Trung Hoa, tư duy đạo đức Trung Hoa. Người ta đã làm mọi chuyện, kể cả vu cáo và bôi nhọ, cho lứa đôi phải xa nhau, phải rời bỏ nhau.

Kim Dung, trong Thần điêu hiệp lữ, đã nhấn thêm một bước nữa: ông cho cô gái trong trắng như ngọc của mình thất trinh. Tiểu Long Nữ bị Âu Dương Phong điểm huyệt và gã đồ đệ phái Toàn Chân tình cờ đi ngang qua đó, đã bế cô đưa vào bụi rậm… Chỉ tội nghiệp cho Tiểu Long Nữ: cô cứ nghĩ người đó là Dương Qua, trong sự bẽ bàng đau đớn còn có niềm hạnh phúc được dâng hiến. Cũng tội nghiệp cho Dương Qua: anh phải chịu một cái án oan, một vụ án tình dục mà anh không phải là thủ phạm. Cho đến khi Tiểu Long Nữ biết được rằng kẻ phá hoại đời mình là Doãn Chí Bình, rằng Dương Qua đồ đệ của mình vẫn trước sau là một người trong sáng, thì cô thật sự tuyệt vọng. Cô lẳng lặng từ bỏ mối tính lớn trong đời, ra đi … Dương Qua cũng từ bỏ tất cả ra đi để tìm sư phụ. Cuộc rượt đuổi đi tìm hạnh phúc, tình yêu đó thật não nùng. Luân lý, đạo đức Trung Hoa đã không cấm cản được trái tim họ, tình yêu của họ. Chỉ có niềm đau khổ của tuổi đầu đời đã chia sẻ họ.

Tiểu Long Nữ chuyên mặc một màu áo trắng, ăn nói đơn giản, cốt cách như thần tiên. Cô gái ấy say mê học trò, vi phạm đạo đức, lại bị cưỡng hiếp, không còn là người trinh bạch nữa. Thế nhưng dưới mắt bạn đọc Thần Điêu Hiệp Lữ, Tiểu Long Nữ vẫn là một con rồng nhỏ, trong sáng như gương, dịu dàng như ngọc. Tôi bầu cô làm đại mỹ nhân thứ sáu và vẫn mạnh dạn coi cô là con người trinh bạch. Đúng ra cô trinh bạch rất nhiều so với hàng triệu con người trinh bạch (hoặc tự coi mình là trinh bạch) hiện nay.

7. Song Nhi

Song Nhi chỉ là con hầu của người vợ thứ ba của Trang Kiến Long, một nhà nho Trung Hoa đã có công tụ họp người trí thức triều Khang Hy soạn bộ Minh thư tập lược, bị Ngao Bái nhà Thanh giết. Song Nhi người gốc Hàng Châu, ngay từ thơ ấu, đã chịu chung cái số phận đau thương của bà chủ mình: bị đày lên khu vực ngoại thành Bắc Kinh. Trong Lộc Đỉnh Ký, Kim Dung để cho Vi Tiểu Bảo 16 tuổi, gặp Song Nhi và nhận cô làm người hầu lúc cô 14 tuổi. quan hệ giữa hai người vừa là chủ tớ, vừa là bạn bè. Song Nhi mở miệng ra gọi luôn Vi Tiểu Bảo là “tướng công”; Vi Tiểu Bảo mở miệng ra gọi Song Nhi luôn luôn là “Hảo Song Nhi”.

Cô gái nhỏ này võ công cao cường, nhân phẩm đoan chính, có học vấn và có tấm lòng trung thành vô hạn đối với chủ, nên xin đề nghị xếp cô vào hàng đại mỹ nhân thứ bảy dù nhan sắc hãy còn thua xa Phương Di, người mà Vi Tiểu Bảo nhận làm vợ lớn.

Gần như Song Nhi là cái bóng của Vi Tiểu Bảo. Vi Tiểu Bảo đi đến đâu, cô đi theo anh chàng này đến đó, phục vụ cơm nước, áo quần, bàn chuyện tính mưu định kế. Cô đã đánh cho bọn Lạt Ma Tây Tạng chổng càng chổng gọng để cứu Vi Tiểu Bảo, cùng Vi Tiểu Bảo tham gia cứu mạng Thuận Trị hoàng đế, ra trận đánh bọn Hỏa thương thủ và các tay hảo thủ khác của quân Sa Hoàng nước Nga, cô hóa trang khi làm sư, khi làm ngự lâm quân Thanh triều để bảo vệ Vi Tiểu Bảo. Gần như Song Nhi không biết sợ một ai, kể cả danh thủ kiếm pháp Phùng Tích Phạm của đảo Đài Loan. Hắn có ngoại hiệu Nhất kiếm vô huyết, ấy vậy mà khi hắn muốn giết Vi Tiểu Bảo; Song Nhi đứng ra liều mình cứu chủ; mũi kiếm của hắn không giết nổi Song Nhi, chỉ làm cô bị thương, chảy máu chút đỉnh. Từ chiến công của Song Nhi, bọn giang hồ gọi giễu Phùng Tích Phạm là Bán kiếm hữu huyết (nửa chiêu kiếm đã có máu đỏ ra rồi).

Song Nhi đi theo Vi Tiểu Bảo ăn tuyết nằm sương nhưng không bán mình cho họ Vi. Cô bỏ công ra cả tháng, thức đêm để khâu lại những mảnh nhỏ lấy được trong tám bộ Tứ Thập nhị chương kinh thành một bản đồ lớn mô tả kho báu ở Lộc Đỉnh Sơn mà không hé miệng than thở một lời. Vi Tiểu Bảo hay cợt nhã, luôn miệng nói với cô câu: “Đại công cáo thành, phải hôn một cái” nhưng thực sự hắn chưa bao giờ ôm hôn được cô, vì cô cũng chẳng bao giờ dễ dãi để hắn ôm hôn. Ngay đến khi cô ngủ gục vì mệt mỏi, Vi Tiểu Bảo bồng cô vào giường cũng chẳng giám hé môi hôn cô một cái, vì hắn biết làm như vậy là tiết mạn phẩm giá con hầu của mình. Trong khi đó, với Kiến Ninh công chúa, em vua Khang Hy; với A Kha, con gái của Trần Viên Viên; với Phương Di, tiểu thư của một dòng tộc danh gía ở Vân Nam; với công chúa Sophia của nước Nga, Vi Tiểu Bảo muốn hôn là hôn, muốn làm gì là làm đó.

Điều gì đã khiến nhà văn Kim Dung tôn trọng nhân phẩm của một con hầu, nâng cô lên trên cả hai vị công chúa, hai vị tiểu thư thiên kim? Đó chính là cái nhìn của ông về bản chất của cái gọi là tầng lớp quý tộc trong chế độ quân chủ Trung Hoa. Những huyền thoại cao quí về tầng lớp đó đã băng hoại, còn lại những sự thật phũ phàng: Kiến Ninh công chúa chỉ mong được ngủ với Vi Tiểu Bảo; Phương Di danh giá lại có những hành động lừa dối; A Kha cao quí ngu muội đi theo hào quang của gã bạch vệ Trịnh Khắc Sảng, trở thành cô gái bất trinh; thậm chí hiền lành ngây thơ như Mộc Kiếm Bình, tiểu thư của Mộc vương phủ Vân Nam, cũng bị tác giả cho vẽ lên má một con rùa. Qua nhân vật Song Nhi, tôi thấy tác giả Kim Dung có một tình cảm sâu nặng đối với những người bình dân Trung Quốc, đặc biệt là đối với những phụ nữ suốt đời chỉ biết làm con hầu, kẻ ở. Vi Tiểu Bảo có thể mở miệng chửi tất cả những phụ nữ cao quí là con điếm, con đượi non, mụ điếm già nhưng không bao giờ trong lòng hắn dám gợi lên một tư tưởng bất kính với con hầu Song Nhi.

Song Nhi trở thành một trong bảy người vợ của Vi Tiểu Bảo nhưng cô vẫn giữ được phẩm giá chân chính của một người phụ nữ: không hề cạnh tranh, so bì, tỵ nạnh. Các đứa con khác của Tiểu Bảo do Tô Thuyên, A Kha, Kiến Ninh công chúa sinh ra đều được cô nuôi nấng, chăm sóc dịu dàng như con của chính mình. Thậm chí, cô cảm thấy hạnh phúc khi có một đức trẻ được đặt tên là Song Song bởi vì trong cái tên này, có chữ Song trong tên của cô. Chính từ cái đẹp nội tâm trong cô gái bé nhỏ này, tôi mạnh dạn bầu cô làm đệ thất đại mỹ nhân mà tôi mạo muội bình chọn.

8.Vương Ngọc Yến (Vương Ngữ Yên)

Là một cô gái đẹp tuyệt trần, nhân vật mà Kim Dung thường gọi là “thần tiên tỷ tỷ”, hình ảnh hóa thân của pho tượng ngọc dưới đáy Cung Kiếm hồ ở Vô Lượng Sơn mà Đoàn Dự đã từng gặp. Vương Ngọc Yến là con gái ngoại hôn của Đoàn Chính Thuần, người nước Đại Lý, với Vương phu nhân, thuộc họ Mộ Dung, người Tiên Ty.

Vương Ngọc Yến là cô gái thông minh, đọc thuộc làu những quyển kinh võ học trong thiên hạ, đến nỗi ai đánh một chiêu một thức cô đều gọi đúng tên chiêu thức đó, đồng thời biết luôn cả cách phá giải. Cô trở thành quyển từ điển sống võ học, và do cô không hề biết võ công, nên nhiều thế lực thèm khát bắt cóc được cô để làm lực với họ Mộ Dung, và để cô dạy cho mình những đòn thế võ công thất truyền.

Một đời Vương Ngọc Yến chỉ biết say mê Mộ Dung Phục, người anh em cô cậu của mình (người Trung Hoa cho phép anh chị em con cô con cậu, anh chị em bạn dì lấy nhau). Thế nhưng Mộ Dung Phục là một gã huênh hoang, khoác lác, hắn chỉ say sưa giấc mộng phục hồi nước Đại Yên, sẵn sàng đạp đổ tất cả tình yêu, tình bạn bè, tôn kẻ thù làm cha, miễn là có thể lợi dụng được những hoàn cảnh để phục hưng Đại Yên. Ngược lại với Mộ Dung Phục, Đoàn Dự nước Đại Lý sẵn sàng đánh đổi tất cả các thứ trên đời, kể cả ngôi vị hoàng đế Đại Lý, để được kề cận bên Vương Ngọc Yến. Tình yêu xảy ra giữa ba nhân vật này là một quá trình rượt đuổi buồn cười.

Khi Mộ Dung Phục sang nước Tây Hạ để dự lễ tuyển phu của Văn Nghi công chúa nước này, Vương Ngọc Yến chỉ sợ võ công của biểu ca mình cao cường, có thể làm rể Tây Hạ và phụ rẫy mối tình của mình. Cô đã nhờ Đoàn Dự ra tay viện trợ: dùng Lục Mạch Thần Kiếm danh tiếng của họ Đoàn đánh thắng Mộ Dung Phục, phá vỡ âm mưu làm rể Tây Hạ của Mộ Dung Phục. Nhưng rồi Mộ Dung Phục đánh cho Đoàn Dự lọt xuống đáy giếng và nói rõ tham vọng của mình cho Vương Ngọc Yến nghe rằng hắn chưa bao giờ thương yêu Vương Ngọc Yến cả. Cô gái tuyệt vọng, gieo mình xuống đáy giếng sâu. Và lạ thay, ở trên mặt đất thơm tho, dưới ánh sáng chói chang của mặt trời bao nhiêu năm mà Vương Ngọc Yến không nhìn ra tấm chân tình của chàng Đoàn Dự, thì chỉ trong chốc lát dưới đáy giếng sâu hôi hám tối tăm, Vương Ngọc Yến đã chấp nhận mối tình ấy. Và họ nguyện sống đời lứa đôi bên nhau.

Nhưng ta đã biết, Đoàn Chính Thuần là cha của Đoàn Dự. Lẽ nào ông anh Đoàn Dự có thể cưới hỏi cô em cùng cha khác mẹ là Vương Ngọc Yến ? Cái mâu thuẫn ấy đã được đẩy lên đỉnh điểm của Thiên Long Bát Bộ khi độc giả kinh hoàng nhận ra mối quan hệ huyết thống giữa hai nhân vật trai gái trung tâm này. Ta có thể tưởng tượng ra cái thảm kịch để giúp họ hóa giải mối tình loạn luân, cũng như Romeo và Juliette trong bi kịch của Shakespeare tìm cái chểt để họ chuộc lỗi với đời và để cho đôi lứa có thể chia lìa nhau vĩnh viễn. Nhưng Kim Dung đã có một lối giải quyết khá thần kỳ, xứng đáng là bậc thầy trong nghệ thuật hư cấu tiểu thuyết: ông lật ngược lại dĩ vãng của Đoàn Chính Thuần và Đao Bạch Phượng, người nước Bãi Di, giận Đoàn Chính Thuần say mê nhan sắc của người phụ nữ khác. Bà đã làm hành động cực kỳ thương luân bại lý: đem tấm thân cao quý của mình hiến dâng cho một gã ăn mày hôi hám, trôi sông dạt chợ. Gã ăn mày đó chính là Đoàn Diên Khánh, người trong hoàng tộc nước Đại Lý, kẻ xứng đáng lên ngôi vua Đại Lý nhất nhưng không được lên ngôi. Đoàn Dự chính là con của Đao Bạch Phượng và Đoàn Diên Khánh; Đoàn Chính Thuần chỉ là ông cha hờ. Mà trong qui định hôn nhân của nước Đại Lý, anh em cùng tông tộc có thể cưới hỏi lẫn nhau (chính nhà Trần ở Việt Nam cũng áp dụng qui định này để ngai vàng khó lọt vào tay kẻ khác)

Cho nên Đoàn Dự vẫn có quyền cưới hỏi và ăn ở với Vương Ngọc Yến, và chẳng riêng gì Vương Ngọc Yến, cả đến Mộc Uyển Thanh (con gái Tần Hồng Miên), Chung Linh (con gái Cam Bảo Bảo) đều là con ngoại hôn của Đoàn Chính Thuần; Đoàn Dự say mê ai có quyền cưới người ấy. Câu chuyện của Đoàn Dự có đến năm người biết : mẹ Đoàn Dự, Đoàn Dự, Đoàn Diên Khánh, Đoàn Chính Minh (vua nước Đại Lý) và … chúng ta, những người đọc Kim Dung. Đoàn Dự lên ngôi hoàng đế nước Đại Lý; Vương Ngọc Yến trở thành chánh cung hoàng hậu.

9. Viên Tử Y

Viên Tử Y là cô bạn nhỏ mới 16 tuổi của tiểu anh hùng Hồ Phỉ trong Tuyết Sơn Phi Hồ (Lãnh nguyệt bảo đao). Cô gái này có lý lịch rất hồ đồ, luôn luôn hiện diện cạnh Hồ Phỉ trong suốt con đường hai người hành hiệp cứu đời, thông minh và giàu tri thức. Ngay cái tên của cô cũng rất mơ hồ: cô xưng họ Viên, chuyên mặc áo tía nên tác giả gọi luôn tên cô là Viên Tử Y. Thực sự, Viên Tử Y là cô gái bất hạnh. Mẹ cô là người phụ nữ trong trắng, đã bị một gã đạo đức giả trong giới giang hồ cưỡng hiếp rồi bỏ trốn. Gã giang hồ đó đã khéo léo che dấu lý lịch, trở thành con người khả kính, một biểu tượng của đạo đức võ lâm Trung Hoa. Hồ Phỉ và Viên Tử Y cùng chung mục đích: muốn lột mặt nạ con người đạo đức giả ấy. Hồ Phỉ muốn giết hắn nhưng Viên Tử Y lại cứu hắn. Chẳng lẽ cô lại dễ dàng chấp nhận cho bạn mình giết cha mình mặc dầu người ấy chẳng ra gì ?

Bi kịch trong đời Viên Tử Y vẫn là bi kịch tình- hiếu nhưng xét ra một góc độ cấu trúc tiểu thuyết, bi kịch này được xây dựng khác hẳn với những tình huống của Triệu Minh và Tiểu Siêu với chàng Trương Vô Kỵ. Cuối tác phẩm Lãnh nguyệt bảo đao, Viên Tử Y chia tay Hồ Phỉ ra đi. Tôi bầu cô làm đại mỹ nhân thứ chín nhưng chẳng biết cô đi về đâu giữa mênh mông bảy tỷ con người.

10. Bạch A Tú

Bạch A Tú là con gái của Bạch Vạn Kiếm, cháu nội của Bạch Tự Tại, chưởng môn phái Tuyết Sơn. Năm 12 tuổi, cô bị một tên mặt trắng là Thạch Trung Ngọc cởi hết áo quần, cột tay chân toan dở trò đồi bại nhưng rồi được tác giả Kim Dung cứu vớt, cho người đuổi đánh kẻ đồi bại chạy trốn. Ấy thế mà A Tú giàu lòng tự trọng đã gieo mình xuống vực sâu của núi Tuyết Sơn để rửa nhục cho mình. Nội một hành động đó cũng đủ chứng tỏ cô cương liệt và vượt xa những người phụ nữ khác. Khi mọi người bắt được Thạch Phá Thiên mà cứ yên chí đấy là tên phản đồ, tên dâm tặc Thạch Trung Ngọc. Thì chỉ có đôi mắt thơ ngây của Bạch A Tú mới nhìn ra được: “Vị đại ca này không phải là tên phản tặc ấy”. A Tú đã có cái nhìn thơ ngây, đạt đến tận cùng bản chất của sự vật, cái trực giác tuyệt đối đúng mà những người lớn, đến cả Mẫn Nhu – mẹ đẻ Thạch Phá Thiên – cũng không có được.

Tuy chỉ 15, 16 tuổi nhưng cô đã tự khẳng định mình là một nhân vật trí tuệ tuyệt vời, biết nhìn xa trông rộng.Thấy bà nội mình dạy cho Sử Ức Đao (tên mới đặt của Thạch Phá Thiên) học Kim Ô đao pháp, Bạch A Tú đã trầm ngâm suy nghĩ. Thử hỏi cha cô là Bạch Vạn Kiếm (đánh ra chục ngàn thế kiếm) làm sao chống chọi nổi với anh bạn Sử Ức Đao (sử dụng một trăm nghìn thế đao). Phái của nhà cô là phái Tuyết Sơn (núi tuyết) mà đánh nhau với phái Kim Ô (mặt trời) thì chỉ có tan tành vì mặt trời lên tỏa sức nóng thì núi tuyết phải chảy tan thành nước. Hơn nữa, đao pháp của anh bạn nhỏ Thạch Phá Thiên toàn là những chiêu thức khắc tinh của kiếm pháp phái Tuyết Sơn của cha và ông cô. Chính vì nhìn ra những điều ấy mà Bạch A Tú đã xin anh bạn nhỏ ngày sau dung tha cho ông nội và cha của mình và dạy cho anh bạn nhỏ chiêu Bàng xao trắc kích : chém bên trái một đao, bên phải một đao, trên một đao, dưới một đao rồi ghìm đao dứng lại khen ngợi địch thủ một câu rồi đề nghị địch thủ bãi chiến để bảo toàn danh dự cho địch thủ. Thạch Phá Thiên làm đúng như “giáo khoa” của cô bạn gái; anh thắng tất cả mọi người nhưng những địch thủ của anh vẫn mang ơn anh về thái độ rộng lượng, tâm hồn nhân ái.

Mười sáu tuổi, A Tú tiễn Thạch Phá Thiên và ông mình ra biển để nghiên cứu pho võ công Hiệp Khách Hành. Cô ước hẹn với chàng trai: nếu anh không trở lại, cô sẽ gieo mình xuống biển sâu. Và như trong một kịch bản hoàn chỉnh nhất của tiểu thuyết phương Đông, Thạch Phá Thiên đã trở lại, kịp thời cứu cô bạn của mình từ trên cao rơi xuống lòng biển cả. Tình yêu của họ đi về đâu tác giả không nói đến nữa. Ông để cho chúng ta tưởng tượng…Tôi tưởng tượng ra chuyện họ cưới nhau; Kim Ô cùng Tuyết Sơn vẫn tồn tại, chẳng ai phải sử ức đao và cũng chẳng ai phải sử bạch vạn kiếm. Chính A Tú là biểu tượng của khát vọng hóa giải hận thù, nghi kỵ, phân biệt. Cô xứng đáng được ngồi vào hàng ghế danh dự của thập đại mỹ nhân.

11. Hoàng Dung

Hoàng Dung là nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung. Hoàng Dung cũng xuất hiện trong tác phẩm Thần Điêu Hiệp Lữ (phần thứ hai của Xạ Điêu Tam Bộ Khúc bao gồm: Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ và Ỷ Thiên Đồ Long Ký).

Hoàng Dung là con gái của đảo chủ đảo Đào Hoa, Đông Tà Hoàng Dược Sư và Phùng Thị Mai Hương. Nàng mồ côi mẹ từ nhỏ và được cha nuôi nấng, truyền thụ võ nghệ. Tính cách Hoàng Dung khá giống với cha mình, nàng thông minh, nhanh trí, nhiều mưu kế nhưng cũng rất điêu ngoa, cổ quái, thường làm việc theo ý mình. Hoàng Dung vô cùng xinh đẹp nhưng võ công rất cao, trên người lại mặc Nhuyễn Vị Giáp khiến cho những kẻ háo sắc không thể đến gần. Môn võ công nổi tiếng của nàng là Đả Cẩu Bổng Pháp.

Một lần Hoàng Dược Sư mắng nàng, Hoàng Dung liền bỏ đi. Trên đường đi nàng cải trang thành thằng bé ăn mày và gặp gỡ Quách Tĩnh. Hoàng Dung nhanh chóng bị thu hút bởi sự tốt bụng, thật thà, chất phác, lương thiện của Quách Tĩnh. Nàng đã sắp xếp cho Quách Tĩnh học võ công của Bắc Cái Hồng Thất Công. Bản thân nàng cũng học quyền pháp Tiêu Dao Du từ vị tiền bối này.

Trên quá trình hành tẩu giang hồ, Hoàng Dung và Quách Tĩnh đã trải qua rất nhiều sóng gió, có lúc bị thương nặng, có lúc lạc nhau hàng tháng trời. Sau cùng hai người cũng vượt qua kết làm phu thê. Hoàng Dung sinh được ba người con: Quách Phù, Quách Tương và Quách Phá Lỗ.

Sang phần Thần Điêu Hiệp Lữ, tính cách nàng có phần thay đổi, chín chắn hơn nhưng cũng lo nghĩ nhiều hơn (đặc biệt trong ý kiến của nàng với Dương Quá) khiến cho nhiều người đọc cảm thấy nàng không còn đáng yêu như ở phần trước.

Thành tích lớn nhất của Hoàng Dung là bảo vệ thành Tương Dương trước sự xâm lăng của người Mông Cổ. Khi thành Tương Dương thất thủ, nàng và gia đình đã tự vẫn.

Kim Dung không nói rõ Hoàng Dung sinh năm bao nhiêu chỉ ước đoán nàng kém Quách Tĩnh khoảng 2 hoặc 3 tuổi. Nàng mất ngày 31 tháng 1 năm 1273, đúng vào ngày thành Tương Dương bị hạ.

12. Chu Chỉ Nhược

Chu Chỉ Nhược là chưởng môn nhân đời thứ tư của phái Nga Mi, tiền nhiệm của cô là Diệt Tuyệt sư thái. Trong Ỷ thiên đồ long ký bản in lần thứ nhất thì người kế nhiệm cô là Trương Vô Kỵ nhưng các bản in sau không nói đến.

Chu Chỉ Nhược hoa dung nguyệt mạo, yêu Trương Vô Kỵ nhưng vì bị sư phụ là Diệt Tuyệt sư thái bắt thề độc đồng thời kết hợp với lòng ghen tuông khi Trương Vô Kỵ yêu Triệu Mẫn nên liên tục tìm cách hãm hại anh này. Cô là nhân vật kiệt xuất của phái Nga Mi và luyện thành Cửu âm chân kinh được giấu trong Ỷ thiên kiếm.

13. Nhạc Linh San

Nhạc Linh San là con gái duy nhất của vợ chồng Nhạc Bất Quần, Ninh Trung Tắc, nàng lớn lên ở cùng với phái Hoa Sơn và thường được mọi người gọi là Tiểu sư muội. Từ nhỏ, nàng thân thiết với Lệnh Hồ Xung, người hết mực thương yêu và chiều chuộng nàng. Từ khi lớn lên, mọi người đều nhận ra được tình yêu giữa Nhạc Linh San và Lệnh Hồ Xung, một tình yêu bắt nguồn từ đôi bạn thanh mai trúc mã. Cả hai dù chưa ngỏ lời và ước hẹn nhưng đã như ngầm hiểu tình cảm trong lòng nhau, thậm chí còn cùng nhau luyện riêng một thứ kiếm pháp tên là Xung Linh kiếm pháp. Tình yêu của hai người từng khiến tiểu ni cô Nghi Lâm bất chợt nổi cơn ghen khi nghe Lệnh Hồ Xung thao thao bất tuyệt kể về “Tiểu sư muội” của mình. Nhạc Linh San là hình mẫu của một thiên kim tiểu thư con nhà võ, được chiều chuộng và rất hiếu thắng.

Khi Lệnh Hồ Xung bị thương nặng gần chết bởi Đào cốc lục tiên, Nhạc Linh San đã lấy trộm bí kíp Tử hà bí lục của Nhạc Bất Quần đem cho Lệnh Hồ Xung luyện (và dẫn đến việc Lục Đại Hữu bị giết chết một cách mờ ám). Tuy nhiên, tình cảm của Nhạc Linh San với Lệnh Hồ Xung đã chính thức thay đổi khi Lâm Bình Chi gia nhập Hoa Sơn. Theo Trần Mặc, sở dĩ Nhạc Linh San dù ban đầu yêu Lệnh Hồ Xung nhưng sau đó nhanh tróng yêu Lâm Bình Chi là do ấy là Lâm Bình Chi sau khi trải qua thảm kịch gia đình tan nát, tính cách thay đổi hẳn, trở nên hướng nội, thâm trầm, già trước tuổi, khác hẳn với một Lệnh Hồ Xung lãng mạn, “thiếu đứng đắn”,… Chính tính cách đó thúc đẩy sự thay đổi cách nhìn của Nhạc Linh San, từ vai trò người chinh phục, người che chở, biến thành toàn tâm toàn ý ngưỡng mộ. Sở dĩ như thế, nguyên nhân bên ngoài là Lâm Bình Chi muốn sớm báo thù rửa hận, chỉ chăm chăm học võ luyện công, luôn luôn học hỏi nàng, chứ không nghĩ ngợi gì khác. Nhưng càng như vậy càng kích thích ý muốn chinh phục của Nhạc Linh San, đồng thời cũng càng khiến nàng kinh ngạc phát hiện cái mới ở Lâm Bình Chi. Nguyên nhân sâu xa hơn, tính cách đó của Lâm Bình Chi vừa hay phù hợp tiêu chuẩn thẩm mỹ của Nhạc Linh San. Nói đơn giản, tính cách đó rất giống tính cách của Nhạc Bất Quần.

14. Nghi Lâm

Nghi Lâm là một ni cô đi tu trong chùa, là đệ tử của phái Hằng Sơn (trên dãy Bắc nhạc Hằng Sơn ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). Nghi Lâm có cha là một hòa thượng (pháp danh là Bất Giới), mẹ là một ni cô (không rõ tên). Theo lời kể của Bất Giới – cha của Nghi Lâm, trước đây ông ta là một đồ tể. Ông gặp mẹ của Nghi Lâm, lúc đó bà là một ni cô, và đã ngay lập tức đem lòng yêu ni cô này. Sau nhiều lần theo đuổi, ni cô này vẫn từ chối tình yêu của ông vì cho rằng Bồ Tát sẽ trừng phạt, đày bà xuống 18 tầng địa ngục nếu phá giới. Và thế là Bất Giới đã tình nguyện xuất gia làm hòa thượng để được cưới ni cô, với quan điểm: nếu thế thì ông sẽ cùng với bà gánh chịu hình phạt của Bồ Tát (vì ông cũng là đệ tử nhà Phật). Kết quả của tình yêu này là Nghi Lâm.

Hai vợ chồng Bất Giới vừa tu hành, vừa sống hạnh phúc bên nhau. Nhưng chớ trêu thay, bà vợ ni cô của Bất Giới lại là một người có máu ghen đặc biệt. Khi nhìn thấy chồng mình đang ôm con gái nói chuyện với một người phụ nữ khác (suy luận theo lời kể của Bất Giới thì chính là Ninh Trung Tắc, vợ của Nhạc Bất Quần, sư mẫu của Lệnh Hồ Xung), bà đã ngay lập tức bỏ chồng và con gái nhỏ đi biệt tích, chỉ để lại một dòng chữ Đây là kẻ tham dâm hiếu sắc, vô tình bạc nghĩa nhất thiên hạ. Bất Giới đã gửi con gái ở Hằng Sơn, lang thang khắp nơi tìm vợ nhưng vô vọng. Sau này, nhờ Lệnh Hồ Xung giúp đỡ, hai vợ chồng ông đã được đoàn tụ. Chính vì được gửi ở Hằng Sơn nên Nghi Lâm đã vô tình theo con đường của cha mẹ – trở thành một đệ tử Phật gia.

Leave a comment »

Độc giả bình chọn các nhân vật, tác phẩm của Kim Dung

Tôi không đưa ra ý kiến cá nhân gì vì tôi không thích so sánh, nhân vật nào tôi cũng yêu quý cả 🙂

Còn bạn thì sao? Bạn có cùng ý kiến với phần đông độc giả không?

*Nhân vật nam chính được yêu thích nhất:

  1. Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ)
  2. Dương Quá (Thần điêu hiệp lữ)
  3. Tiêu Phong (Thiên long bát bộ)
  4. Vi Tiểu Bảo (Lộc đỉnh ký)
  5. Quách Tĩnh (Anh hùng xạ điêu)
  6. Đoàn Dự (Thiên long bát bộ)
  7. Trương Vô Kỵ (Ỷ thiên đồ long ký)
  8. Hồ Phỉ (Tuyết sơn phi hồ)
  9. Thạch Phá Thiên (Hiệp khách hành)
  10. Trần Gia Lạc (Thư kiếm ân cừu lục)
  11. Viên Thừa Chí (Bích huyết kiếm)

*Nhân vật nữ chính được yêu thích nhất:

  1. Hoàng Dung (Anh hùng xạ điêu)
  2. Nhậm Doanh Doanh (Tiếu ngạo giang hồ)
  3. Tiểu Long Nữ (Thần điêu hiệp lữ)
  4. Song Nhi (Lộc đỉnh ký)
  5. Tiểu Chiêu (Ỷ thiên đồ long ký)
  6. Triệu Mẫn (Ỷ thiên đồ long ký)
  7. Quách Tương (Thần điêu hiệp lữ)
  8. Vương Ngữ Yên (Thiên long bát bộ)
  9. A Châu (Thiên long bát bộ)
  10. Trình Linh Tố (Phi hồ ngoại truyện)
  11. Nghi Lâm (Tiếu ngạo giang hồ)
  12. Chu Chỉ Nhược (Ỷ thiên đồ long ký)
  13. Hương Hương công chúa (Thư kiếm ân cừu lục)
  14. Hoắc Thanh Đồng (Thư kiếm ân cừu lục)
  15. Viên Tử Y (Phi hồ ngoại truyện)
  16. Hạ Thanh Thanh (Bích huyết kiếm)

*Tiểu thuyết được yêu thích nhất:

  1. Tiếu ngạo giang hồ
  2. Anh hùng xạ điêu
  3. Thiên long bát bộ
  4. Thần điêu hiệp lữ
  5. Lộc đỉnh ký
  6. Ỷ thiên đồ long ký
  7. Liên thành quyết
  8. Bích huyết kiếm
  9. Hiệp khách hành
  10. Bạch mã khiếu tây phong
  11. Phi hồ ngoại truyện
  12. Tuyết sơn phi hồ
  13. Thư kiếm ân cừu lục
  14. Uyên ương đao

*Nhân vật đáng ghét nhất:

  1. Nhạc Bất Quần (Tiếu ngạo giang hồ)
  2. Diệt Tuyệt sư thái (Ỷ thiên đồ long ký)
  3. Khang Mẫn (Thiên long bát bộ)
  4. Quách Phù (Thần điêu hiệp lữ)
  5. A tử (Thiên long bát bộ)
  6. Tuyệt tình cốc chủ – Công Tôn Chỉ (Thần điêu hiệp lữ)
  7. Trần Gia Lạc (Thư kiếm ân cừu lục)
  8. Doãn Chí Bình (Thần điêu hiệp lữ)
  9. Tống Thanh Thư (Ỷ thiên đồ long ký)
  10. Thành Khôn
  11. Đinh Xuân Thu (Thiên long bát bộ)

*Đôi tình nhân được yêu thích nhất:

  1. Dương Qua và Tiểu Long Nữ (Thần điêu hiệp lữ)
  2. Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh (Tiếu ngạo giang hồ)
  3. Quách Tĩnh và Hoàng Dung (Anh hùng xạ điêu)
  4. Tiêu Phong và A Châu (Thiên long bát bộ)
  5. Đoàn Dự và Vương Yên Ngữ (Thiên long bát bộ)
  6. Vi Tiêu Bảo và Song Nhi (Lộc đỉnh ký)
  7. Trương Vô Kỵ và Triệu Mẫn (Ỷ thiên đồ long ký)
  8. Hư Trúc và công chúa Tây Hạ (Thiên long bát bộ)
  9. Viên Thừa Chí và Hạ Thanh Thanh (Bích huyết kiếm)
  10. Thạch Phá Thiên và A Tú (Hiệp khách hành)

*Nhân vật nữ đáng thương nhất:

  1. Tiểu Chiêu (Ỷ thiên đồ long ký)
  2. Trình Linh Tố (Phi hồ ngoại truyện)
  3. Quách Tương (Thần điêu hiệp lữ)
  4. Nghi Lâm (Tiếu ngạo giang hồ)
  5. Mộc Uyển Thanh (Thiên long bát bộ)
  6. Công Tôn Lục Ngạn (Thần điêu hiệp lữ)
  7. Hoa Tranh (Anh hùng xạ điêu)
  8. A Tử (Thiên long bát bộ)
  9. Công chúa A Cửu (Bích huyết kiếm)
  10. Trình Anh (Thần điêu hiệp lữ)

*Danh sách “10 cao thủ uy chấn võ lâm”:

  1. Vô Danh Lão Tăng
  2. Độc Cô Cầu Bại
  3. Tiêu Phong (Thiên long bát bộ)
  4. Trương Tam Phong
  5. Đông Phương Bất Bại
  6. Trương Vô Kỵ (Ỷ thiên đồ long ký)
  7. Dương Qua (Thần điêu hiệp lữ)
  8. Phong Thanh Dương
  9. Châu Bá Thông
  10. Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ)

*Danh sách “10 tuyệt học võ công”:

  1. Độc cô cửu kiếm (Độc Cô Cầu Bại)
  2. Lăng ba vi bộ (phái Tiêu Dao – Đoàn Dự)
  3. Giáng long thập bát chưởng (Cái Bang – Hồng Thất Công, Quách Tĩnh, Tiêu Phong)
  4. Lục mạch thần kiếm (vua Đại Lý Đoàn Tư Bình – Đoàn Dự)
  5. Âm nhiên tiêu hồn chưởng (Dương Quá)
  6. Cửu dương chân kinh – Cửu dương thần công (phái Thiếu Lâm – Trương Vô Kỵ)
  7. Bắc minh thần công (phái Tiêu Dao – Đoàn Dự)
  8. Song thủ hộ bác (Chu Bá Thông, Quách Tĩnh, Tiểu Long Nữ)
  9. Quì hoa bảo điền (Đông Phương Bất Bại)
Leave a comment »